Tin kinh tế trong tuần: Kêu gọi ‘Tẩy chay’ Big C; Mỹ áp thuế khủng thép Việt Nam

Chủ nhật, 07/07/2019, 07:31 AM

Việc siêu thị Big C thuộc tập đoàn Central Group của Thái Lan bất ngờ thông báo tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc là một trong tin kinh tế nóng nhất trong tuần.

tin-kinh-te-trong-tuan-keu-goi-tay-chay-big-c-my-ap-thue-khung-thep-viet-nam
Việc siêu thị Big C thuộc tập đoàn Central Group của Thái Lan bất ngờ thông báo tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc là một trong tin kinh tế nóng nhất trong tuần. Ảnh minh họa

Tuần qua nhiều thông tin kinh tế gây chú ý, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Dưới đây là tổng hợp của chúng tôi về những thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần.

Kêu gọi ‘Tẩy chay’ Big C

Tối ngày 2/7, Central Group - công ty sở hữu chuỗi bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam đã phát đi thông báo tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.

"Nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam, chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019", thông báo nêu rõ.

tin-kinh-te-trong-tuan-keu-goi-tay-chay-big-c-my-ap-thue-khung-thep-viet-nam
Vụ việc Big C từ chối nhập hàng dệt may Việt Nam khiến dư luận nhớ đến những lùm xùm của thương hiệu này trước đó, đặc biệt nghi vấn Big C chuyển giá trốn thuế. 

Chiều nay 3/7, nhiều nhà cung ứng đã đến trụ sở của Central Group tại TP.HCM để tìm lời giải thích thoả đáng. Bởi việc làm của Big C sẽ khiến các nhà cung ứng hàng may mặc Việt "trở tay không kịp" gây khó khăn, tồn đọng hàng hóa và dễ dẫn đến thua lỗ.

Cũng trong chiều ngày 3/7, Big C Việt Nam đã phát đi thông cáo báo chí liên quan đến sự việc dừng nhập hàng may mặc của các nhà cung ứng Việt Nam. Theo đó, Big C  khẳng định "việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và Big C Việt Nam sẽ không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam".

"Thông báo tạm ngừng nhập hàng may mặc được gửi đến khoảng vài chục nhà cung ứng trên tổng số 200 đối tác cung cấp hàng may mặc cho Big C", đại diện truyền thông Big C Việt Nam cho biết.

tin-kinh-te-trong-tuan-keu-goi-tay-chay-big-c-my-ap-thue-khung-thep-viet-nam
Nhiều người căng băng rôn phản đối chính sách của Central Group Việt Nam.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng thông tin rằng, "Big C Việt Nam đang phát triển các thương hiệu mới" và "đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp". Do đó, Big C Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình phát triển này trong chuỗi bán lẻ của mình và áp dụng cho ngành hàng may mặc.

Gần một ngày sau khi hệ thống bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam phát đi thông báo sẽ tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam, trên mạng xã hội đã xuất hiện những lời kêu gọi tẩy chay Big C nếu doanh nghiệp này từ chối nhập hàng dệt may của doanh nghiệp Việt.

Nhiều thông tin cho rằng, việc Big C “đuổi khéo” hàng Việt ra khỏi hệ thống siêu thị của doanh nghiệp này nhằm tạo bước đệm đưa sản phẩm may mặc của Thái Lan vào bán.

Mỹ áp thuế 450% lên một số sản phẩm thép của Việt Nam

Ngày 2/7, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ áp mức thuế lên tới 456% đối với các sản phẩm thép có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan, được chế biến tại Việt Nam và xuất sang Mỹ.

Thông tin Mỹ áp thuế 450% với mộ số sản phẩm thép Việt ngay lập tức dấy lên lo lắng đối với ngành thép trong nước.

tin-kinh-te-trong-tuan-keu-goi-tay-chay-big-c-my-ap-thue-khung-thep-viet-nam
Mỹ áp thuế hơn 450% lên thép Hàn Quốc, Đài Loan chế biến tại Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, đây là "nguy cơ kép" với ngành thép, Mỹ sẽ không chỉ tăng nguy cơ áp thuế với nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc mà còn từ các thị trường khác.

“Như vậy, đây là "nguy cơ kép" với ngành thép, Mỹ sẽ không chỉ tăng nguy cơ áp thuế với nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc mà còn từ các thị trường khác”, Bộ trưởng nói.

Năm 2019, ngành thép đặt mục tiêu tăng 10% so với năm 2018. Sở dĩ đặt ra con số này là nhờ vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp ngành thép trong việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Báo cáo từ Bộ Công Thương, tính chung 3 tháng đầu năm 2019, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán tăng lần lượt là 64,8% và 6,1% so với cùng kỳ năm trước; riêng thép thanh, thép góc giảm 0,5%. Về xuất khẩu, tính chung 3 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 744 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ.

Đà tăng trưởng ngành thép có thể sẽ bị ảnh hưởng khi Mỹ áp thuế hơn 450% lên một số sản phẩm thép chế biến tại Việt Nam.

Báo cáo cạnh tranh năm 2018 của Bộ Công Thương ghi nhận, trong giai đoạn từ 2007-2016, ngành thép Việt Nam đã đối mặt với 29 vụ kiện phòng vệ thương mại từ các nước.

Chiếm nhiều nhất là kiện chống bán phá giá, tiếp theo là kiện chống trợ cấp và hình thức tự vệ từ nhiều quốc gia khác nhau trong và ngoài khu vực.

Tính đến cuối năm 2017, ngành sản xuất thép của Việt Nam đã trải qua gần 30 vụ kiện phòng vệ thương mại, chiếm khoảng 25% tổng số vụ kiện trong năm, đưa ngành thép trở thành ngành bị kiện tụng nhiều nhất hiện nay.

“Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn là do Bộ Giao thông”

Ông Đoàn Xuân Tiên - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết: Dự án phải thực hiện theo thiết kế tổng thể, nhưng vì chậm tiến độ nên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho phép thực hiện theo thiết kế từng phần.

“Tuy nhiên, tiến độ dự án vẫn không đảm bảo. Ngược lại, thực hiện chắp vá như thế ảnh hưởng đến tiến độ và có khả năng rủi ro cả về chất lượng. Trong vấn đề quản lý nhà nước, Bộ GTVT  cần nghiêm túc đánh giá”, Phó Tổng Kiểm toán nói.

tin-kinh-te-trong-tuan-keu-goi-tay-chay-big-c-my-ap-thue-khung-thep-viet-nam
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn là do Bộ Giao thông?

Về kết quả kiểm toán dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Trần Hải Đông - Trưởng đoàn Kiểm toán chuyên ngành 5, Kiểm toán Nhà nước - cho biết dự án này có hai vấn đề nổi cộm là chậm tiến độ và đội vốn.

Cụ thể, dự án đã tăng mức tổng đầu tư từ 8.700 tỷ lên 18.000 tỷ đồng do trong quá trình lập dự án chưa nghiên cứu kỹ, khi thực hiện lại thay đổi phương án dẫn đến tăng chi phí; bàn giao mặt bằng chậm, tiến độ thực hiện kéo dài khiến chi phí nhân công, vật liệu tăng cao…

“Tổng mức đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương Quốc hội, trong khi theo quy định của Luật Đầu tư công, dự án có mức vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng thì phải báo cáo Quốc hội”, ông Đông cho biết.

 

Asanzo bị xử thua kiện sở hữu trí tuệ

Nghi án bán hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt chưa sáng tỏ, thông tin Asanzo bị xử thua kiện sở hữu trí tuệ, phải bồi thường nguyên đơn 100 triệu đồng.

 

‘Ông chủ’ nhiều tai tiếng của thủy điện xả lũ khiến hàng nghìn hộ dân chìm trong biển nước

Nguyên nhân gây lũ quét kinh hoàng ở Sa Pa rạng sáng ngày 24/6 do thủy điện Sử Pán 1 (thuộc Công ty CP Công nghiệp Việt Long) bất ngờ xả lũ, không thông báo.

 

Tai tiếng dự án Eco Green Tower: TPBank dừng bảo lãnh, sập dàn giáo chết người

Những tai tiếng tại dự án Eco Green Tower có thể kể đến như vỡ tiến độ, tai nạn sập dàn giáo chết người, ngoài ra việc TPBank dừng bảo lãnh khiến người mua nhà tại dự án này như ngồi trên đống lửa.