Thứ tư, 05/06/2019, 19:45 PM
  • Click để copy

Tin tức tai nạn giao thông ngày 6/6: 5 dự án đường sắt đô thị đội vốn 80 nghìn tỷ đồng

Tin tức tai nạn giao thông ngày 6/6, điểm danh 5 dự án đường sắt đô thị đội vốn 80 nghìn tỷ đồng cùng trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Tin tức tai nạn giao thông ngày 6/6: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa biết khi nào vận hành chính thức.
Tin tức tai nạn giao thông ngày 6/6: Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa biết khi nào vận hành chính thức.

Tin tức tai nạn giao thông ngày 5/6, có nhiều thông tin giao thông, các vụ tai nạn giao thông đáng chú ý. Mời bạn đọc theo dõi dưới đây. 

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn 80 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Bộ GTVT về nhóm dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư thì có tổng cộng 5 dự án, trong đó có 3 dự án do Hà Nội và TP HCM làm chủ đầu tư và 2 dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Với dự án đường sắt đô thị TP HCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên (UBND TP HCM làm chủ đầu tư): Kế hoạch hoàn thành trong năm 2020. Dự án đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 47.325 tỷ đồng, dự kiến tăng 29.937 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Dự án đường sắt đô thị TP HCM, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương (UBND TP HCM làm chủ đầu tư): Kế hoạch hoàn thành ban đầu trong năm 2020. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 47.891 tỷ đồng, dự kiến tăng 21.775 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội (Hà Nội làm chủ đầu tư): Kế hoạch hoàn thành ban đầu vào cuối năm 2018. Dự án đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 32.910 tỷ đồng, dự kiến tăng 14.502 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông (Bộ GTVT làm chủ đầu tư): Kế hoạch hoàn thành ban đầu trong năm 2016. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 18.001 tỷ đồng, tăng 9.232 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi (Bộ GTVT làm chủ đầu tư): Giai đoạn I của dự án đã được điều chỉnh tiến độ, thực hiện từ 2017 - 2024; Giai đoạn IIA từ 2012 - 2020 đang thực hiện các thủ tục để điều chỉnh tiến độ thực hiện. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên khoảng 30.427 tỷ đồng, tăng 5.602 tỷ đồng so với quyết định phê duyệt ban đầu.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ

Sáng 5/6, chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, ĐBQH Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) chỉ rõ hàng loạt những bất cập của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Cụ thể, tuyến đường sắt này được Bộ GTVT phê duyệt từ năm 2009, vốn ban đầu chỉ hơn 8.000 tỷ đồng, được nâng lên hơn 18.000 tỷ đồng. Thời điểm khởi công, Bộ GTVT cũng dự kiến đưa tuyến đường sắt vào vận hành từ năm 2013, nhưng đến nay vẫn chưa vận hành thương mại.

Vị ĐBQH đặt hàng loạt câu hỏi: Lý do gì tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông dù đã hoàn thành 99% nhưng tới nay vẫn chỉ chạy thử? Bộ GTVT có xem xét trách nhiệm liên quan đến đội vốn kéo dài dự án này hay không?

Trả lời câu hỏi trên Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, thực tế các dự án đường sắt đô thị là rất mới nên cán bộ ngành đường sắt với trình độ thực tiễn còn hạn chế. Do vậy, khi thực hiện các dự án đường sắt đô thị thường lúng túng, phát sinh nhiều vấn đề.

Đối với dự án đường sắt ở Hà Nội (Cát Linh – Hà Đông), theo ông Thể là có liên quan đến tổng thầu của Trung Quốc. Khi chúng ta ký hiệp định vay vốn với Trung Quốc thì bên Trung Quốc đã chỉ định tổng thầu, thực hiện dự án này, chứ không phải chúng ta thi tuyển.

“Khi thực hiện, chúng tôi thấy tổng thầu xây dựng đường sắt rất tốt, nhưng vận hành đường sắt thì chưa có kinh nghiệm. Bởi thi công đường sắt với vận hành tàu đường sắt đô thị khác nhau. Do vậy, chúng tôi đánh giá tổng thầu này còn thiếu kinh nghiệm. Chúng tôi đã làm việc với các bên của Trung Quốc để cải thiện tình hình, đưa dự án sớm vận hành”, ông Thể nói.

Về nguyên nhân dự án chậm tiến độ, Bộ trưởng Thể cho biết, hiện dự án đã xong 99%, 1% còn lại là một số hạng mục nhỏ liên quan đến công tác xây lắp. Đặc biệt, phải chứng minh được an toàn hệ thống.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.

“Chúng ta đã thuê tư vấn nước ngoài đánh giá an toàn hệ thống. Nếu các thông số của tổng thầu không chuẩn thì tư vấn sẽ không thông qua phương án an toàn đường sắt. Chúng tôi đang cùng với tổng thầu, tư vấn sớm kết thúc 1% này. Có nghĩa là chứng nhận được tất cả các thiết bị an toàn hệ thống, lúc đó chúng ta mới đưa tuyến đường sắt vào vận hành được”, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cam kết.

Lý giải về nguyên nhân đội vốn từ 8.600 tỷ lên hơn 18.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Thể cho hay, dự án này được xây dựng từ năm 2009 đến năm 2012, thời điểm xảy ra trượt giá rất lớn. Theo ông Thể, sắp tới các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thậm chí cả cơ quan điều tra vào cuộc để làm sáng tỏ các vấn đề phát sinh đúng sai. Những đơn vị nào làm sai, chủ quan sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khắc phục sạt lở vỉa hè tại tuyến đường 10 làn xe đẹp nhất Quảng Ninh

Liên quan đến vụ sạt lở vỉa hè tại tuyến đường 10 làn xe đẹp nhất ở Quảng Ninh vào tối 1/6, đến sáng 5/6, khu vực sạt lở đã được đơn vị thi công khắc phục hoàn tất.

Lực lượng chức năng khắc phục vị trí vỉa hè tuyến đường 10 làn xe đẹp nhất Quảng Ninh bị sạt lở. (Ảnh: Báo Giao Thông).
Lực lượng chức năng khắc phục vị trí vỉa hè tuyến đường 10 làn xe đẹp nhất Quảng Ninh bị sạt lở. (Ảnh: Báo Giao Thông).

Theo đại diện Ban Quản lý các công trình dự án T Hạ Long (Quảng Ninh), nguyên nhân không phải do yếu tố về chất lượng công trình, mà được xác định do mái ta luy thiết kế là đất đắp, tối 1/6, trên địa bàn có mưa lớn khiến lượng nước mưa từ mặt đường tràn xuống gây sạt lở mái taluy tại Km 104+700.

Hiện, TP Hạ Long đã tổ chức gia cố bằng việc bù đất, xử lý mái taluy và lát hoàn trả vỉa hè.

Xe tải chạy vào đường cấm gây tai nạn

Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 12h45 trưa 5/6, tại nút giao giữa đường Đống Đa và đường Trần Hưng Đạo thuộc TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Báo Giao Thông).
Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Báo Giao Thông).

Thời điểm trên, xe tải BKS: 77C-088.XX lưu thông theo hướng từ đường Đống Đa qua đường Trần Hưng Đạo đã va chạm mạnh với xe máy do bà Nguyễn Thị H. điều khiển.

Cú va chạm mạnh khiến bà Hoa và xe máy bị cuốn vào gầm. Xe máy nát vụn, bà H. được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó tại bệnh viện.

Báo Giao Thông dẫn lời lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định cho hay: Đoạn đường mà xe tải di chuyển và gây tai nạn có biển cấm đối với ô tô tải có tải trọng trên 3,5 tấn. Các phương tiện vận tải muốn di chuyển từ cảng Quy Nhơn về QL1 phải đi qua đường Lê Thanh Nghị.

Giải cứu tài xế mặc kẹt trong cabin container

Sáng 5/6, xe container đang lưu thông trên đường ĐT765, khi lưu thông đến khu vực cầu Lang Minh (xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bất ngờ lật ngang đường. Rất may thời điểm xảy ra vụ lật xe vắng phương tiện không xảy ra thương vong về người.

Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.

Tại hiện trường xe container lật ngang hư hỏng nặng, tài xế bị kẹt cứng trong cabin được người dân kịp thời đập cabin giải cứu tài xế ra ngoài.

Nhận được tin báo lực lượng chức năng đã điều động xe cẩu đến giải tỏa hiện trường điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

 

Lạ lùng: Hà Nội vẫn sáng rực rỡ, cầu vồng xuất hiện lúc 07h tối

Người dân phía Tây Thủ đô Hà Nội được dịp chiêm ngưỡng cảnh bầu trời rực sáng như thể ban ngày vào lúc 19h tối, cùng với đó là sự xuất hiện của cầu vồng 7 sắc.

 

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: 'Ứng xử của anh Đoàn Ngọc Hải rất khó hiểu'

Nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM cho rằng, "cách ứng xử của ông Đoàn Ngọc Hải thiếu tôn trọng với tổ chức".

 

Bộ trưởng Nội vụ: Không chấp hành phân công của tổ chức, ông Đoàn Ngọc Hải sẽ bị xem xét!

“Trường hợp của anh Đoàn Ngọc Hải, tôi nghĩ trước hết, anh Hải phải chấp hành phân công của tổ chức đã, sau đó có nguyện vọng thế nào thì trình bày lại. Còn đã không chấp hành quyết định thì nhất định phải xem xét xử lý” - Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 5/6.