Tình hình bệnh bạch hầu hiện tại ở Việt Nam

Thứ hai, 22/06/2020, 13:49 PM

Bệnh bạch hầu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong từ 5 đến 10%. Tỷ lệ này lên tới 20% ở trẻ em và người trên 40 tuổi.

Tình hình bệnh bạch hầu hiện tại ở Việt Nam đã được cải thiện trong nhiều năm qua nhờ tiêm chủng. Bệnh bạch hầu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong từ 5 đến 10%. Tỷ lệ này lên tới 20% ở trẻ em và người trên 40 tuổi.

Tình hình bệnh bạch hầu hiện tại ở Việt Nam đã được cải thiện trong nhiều năm qua nhờ tiêm chủng. Bệnh bạch hầu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong từ 5 đến 10%. Tỷ lệ này lên tới 20% ở trẻ em và người trên 40 tuổi.

 

Tình hình bệnh bạch hầu hiện tại ở Việt Nam và thế giới

Bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi khắp thế giới. Khi chưa có vacxin bạch hầu, căn bệnh đã gây ra các đợt dịch nghiêm trọng, khiến nhiều người thiệt mạng, nhất là trẻ em.

Vacxin bạch hầu ra đời năm 1923, giải độc tố bạch hầu và từ đó giảm đáng kể sự nguy hiểm chết người của bệnh.

Bệnh bạch hầu có tính theo mùa. Thông thường, bệnh bạch hầu thường xuất hiện ở những tháng lạnh vùng ôn đới. Nó có thể phát triển thành dịch, đặc biệt là ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được tiêm vacxin.Đã từng có lúc việc không thực hiện nghiêm túc tiêm phòng, bệnh đã khởi phát thành dịch. Ví dụ, những biến động ở một số nước như Nga, Ukraine những năm 1980 đã làm giảm tỷ lệ tiêm vacxin bạch hầu cho trẻ. Từ đó, đến những năm 1990, dịch bệnh bạch hầu bùng phát mạnh ở những nước này. Năm 1994 ở Nga đã có hơn 39.000 người mắc bạch hầu, 1.100 người tử vong. Ở Ukraine có hơn 3.000 người mắc trong những năm đó.

Số ca bệnh ở Tây Thái Bình Dương giảm rõ rệt nhờ tiêm phòng vacxin bạch hầu được thực hiện tốt Những năm 1980 ở đây có trên 13.000 trường hợp bạch hầu, đến năm 1990 giảm xuống 1.130 và năm 1994 còn 614 trường hợp.

Tình hình bệnh bạch hầu hiện tại ở Việt Nam

Khi vacxin bạch hầu chưa được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở nhiểu tỉnh thành, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Đến khi việc tiêm vacxin bạch hầu được mở rộng, tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam giảm từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.

Lịch tiêm vacxin bệnh hầu đặc hiệu: Tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.

Bài liên quan