Tòa lâu đài vàng nguy nga của 'đại gia' Hưng Yên sừng sững trên đất lùm xùm

Thứ tư, 13/05/2020, 18:48 PM

Tòa lâu đài vàng nguy nga theo phong cách châu Âu của "đại gia" Hưng Yên tọa lạc trên diện tích hàng ngàn m2 đất có nguồn gốc giao trái thẩm quyền.

Tòa lâu đài vàng nguy nga của

Tòa lâu đài vàng nguy nga của "đại gia" Hưng Yên. (Ảnh: Hồng Lĩnh).

Tòa lâu đài vàng nguy nga của "đại gia" Hưng Yên tọa lạc tại khu đất phía trong đê thuộc địa phận xã Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Xuôi theo con đường đê từ Hà Nội - TP Hưng Yên, đến địa phận huyện Khoái Châu, từ xa xa tòa lâu đài vàng nguy nga của "đại gia" Hưng Yên hiện lên sừng sững giữa bạt ngàn màu xanh của lúa, của cây.

Phong cách kiến trúc lâu đài cổ châu Âu với mái vòm kiểu Romantic kết hợp với màu sơn vàng trắng càng khiến tòa lâu đài đồ sộ giữa khu đất rộng mênh mông lên cả ngàn m2, nổi bật.

Chính vì vậy, nhiều người đi đường đã thắc mắc, phải chăng tòa lâu đài này xây dựng trên đất nông nghiệp? 

Từ xa xa tòa lâu đài vàng của

Từ xa xa tòa lâu đài vàng của "đại gia" Hưng Yên hiện lên sừng sững. (Ảnh: Hồng Lĩnh).

Qua tìm hiểu của PV, tòa lâu đài vàng trên là của gia đình ông Đ.T.S. (có địa chỉ thường trú tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội). Tòa lâu đài tọa lạc trên khu đất rộng cả ngàn m2, từng bị phản ánh lùm xùm có nguồn gốc giao đất trái thẩm quyền.

Trao đổi với PV, lãnh đạo xã Đông Kết xác nhận, khu đất xây lâu đài có nguồn gốc đất giao trái thẩm quyền từ những năm 1994. Tuy nhiên, vị lãnh đạo xã cho rằng đến nay chủ khu đất trên đã khắc phục và đầy đủ thủ tục pháp lý đúng quy định.

Lâu đài vàng nguy nga của

Lâu đài vàng nguy nga của "đại gia" Hưng Yên có nguồn gốc đất trái thẩm quyền. (Ảnh: Hồng Lĩnh).

Vị này cũng hé lộ, chủ lâu đài là một "đại gia" lò gạch. "Trước đây, các cơ quan báo chí cũng đã hỏi về nguồn gốc khu đất này và huyện cũng đã trả lời rồi...", vị lãnh đạo xã chia sẻ.

Theo ghi nhận của PV, hiện tại các công nhân vẫn đang xây dựng cổng và hoàn thiện các hạng mục quanh công trình lâu đài này.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận:

Các công nhân đang hoàn thiện phần cổng ra vào lâu đài. (Ảnh: Hồng Lĩnh).

Các công nhân đang hoàn thiện phần cổng ra vào lâu đài. (Ảnh: Hồng Lĩnh).

Ảnh: Hồng Lĩnh

Ảnh: Hồng Lĩnh

Tòa lâu đài nguy ngang đồ sộ giữa bạt ngàn cây cối. (Ảnh: Hồng Lĩnh).

Tòa lâu đài nguy ngang đồ sộ giữa bạt ngàn cây cối. (Ảnh: Hồng Lĩnh).

Lâu đài vàng của đại gia Hưng Yên có nguồn gốc giao đất trái thẩm quyền

Trong bài viết "Hưng Yên: Có hay không sai phạm trong cấp sổ đỏ tại xã Đông Kết?", tờ Gia đình&Pháp luật dẫn trao đổi từ ông Nguyễn Gia Ban - Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Khoái Châu (CNVPĐKĐĐ Khoái Châu) cho hay: GCNQSDĐ số CC169895 được cấp cho ông Đỗ Trọng S. tại thửa đất số 875, tờ bản đồ số 3, có diện tích 935.6m2 với mục đích sử dụng: đất ở nông thôn; thời hạn sử dụng: lâu dài. GCNQSDĐ số CC169896 được cấp cho ông Đỗ Trọng N. (con trai ông Đỗ Trọng S.) tại thửa đất số 876, tờ bản đồ số 3, có diện tích 573.7 m2 với mục đích sử dụng: đất ở nông thôn; thời hạn sử dụng: lâu dài.

Lý giải về nguồn gốc đất UBND huyện Khoái Châu cấp GCNQSDĐ cho ông Đỗ Trọng S. và con trai là Đỗ Trọng N., ông Nguyễn Gia Ban cho biết: Toàn bộ diện tích đất này trước đây là đất do UBND xã Đông Kết giao không đúng thẩm quyền cho ông Đỗ Đình Đắc (thôn Trung Châu, xã Đông Kết) với tổng diện tích 1600m2.

Ngày 02/8/2007, ông Đỗ Đình Đắc chuyển nhượng cho ông Đỗ Trọng S. diện tích 1.000 m2; ngày 06/12/2007, ông Đắc chuyển nhượng cho ông Đỗ Trọng N. diện tích 600 m2.

Trong hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của ông Đỗ Trọng S. và Đỗ Trọng N. do ông Nguyễn Gia Ban cung cấp thể hiện 03 phiếu thu của UBND xã Đông Kết đối với ông Đỗ Đình Đắc (chủ thể được giao đất trái thẩm quyền) trong các năm: 1994, 1995, 1996.

Mặc dù toàn bộ diện tích 1.600 m2 đất UBND xã Đông Kết giao không đúng thẩm quyền cho ông Đỗ Đình Đắc, đến năm 2007 ông Đắc lại tự ý bán lại cho ông Đỗ Trọng S. và ông Đỗ Trọng N. (địa chỉ thường trú tại Gia Lâm, Hà Nội) cho đến tháng 12/2018, ông Đỗ Trọng S. và ông Đỗ Trọng N. mới có đơn đăng ký cấp GCNQSDĐ và đã được UBND huyện Khoái Châu cấp GCNQSDĐ vào ngày 28/3/2019. Tuy nhiên, không hiểu dựa vào căn cứ nào mà toàn bộ diện tích đất trước đây là đất giao trái thẩm quyền nay lại được cấp GCNQSDĐ với mục đích đất ở nông thôn, thời hạn sử dụng lâu dài?

Lý giải về sự “bất thường” này, vị Giám đốc CNVPĐKĐĐ Khoái Châu cho biết, hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ do cấp xã lập và thẩm định sau đó mới gửi Chứng nhận Văn phòng Đăng ký đất đai (CNVPĐKĐĐ) Khoái Châu đề nghị cấp GCNQSDĐ. CNVPĐKĐĐ Khoái Châu căn cứ vào hồ sơ cấp xã gửi lên để trình tham mưu UBND huyện quyết định cấp GCNQSDĐ. Vì vậy, cấp xã phải chịu trách nhiệm chính về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ.

Bài liên quan