'Tôi không đồng tình với phí chia tay'

Thứ bảy, 15/06/2019, 06:37 AM

"Với cá nhân tôi, nếu biểu quyết thì tôi không đồng tình với phí chia tay. Không nên áp đặt thêm phí gì cho người dân chỗ này", Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nói.

toi-khong-dong-tinh-voi-phi-chia-tay
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV chiều 14/6, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chia sẻ quan điểm về đề xuất thu "phí chia tay" của công dân khi xuất cảnh với mức 3 - 5 USD.

Theo ông Phúc, dự án Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam hiện mới "ở vòng cho ý kiến", các phát biểu trên nghị trường chỉ là để xuất; đến "vòng 2" ở kỳ họp cuối năm 2019, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, trao đổi lại ý kiến của đại biểu.

"Đại biểu có quyền đề xuất. Với cá nhân tôi, nếu biểu quyết thì tôi không đồng tình với phí chia tay. Không nên áp đặt thêm phí gì cho người dân chỗ này", ông Phúc nói.

Trước đó, góp ý dự thảo Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam, ĐQBH Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch đã đề xuất Nhà nước thu phí người dân khi xuất cảnh.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội ngày 13/6, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đã giải thích rõ hơn về đề xuất khoản thu 3-5 đô la mỗi người khi xuất cảnh ra nước ngoài.

Theo đại biểu Nguyễn Quốc Hưng, điều ông mong muốn là luật Xuất nhập cảnh không chỉ quy định về xuất nhập cảnh của công dân qua biên giới mà còn phải nói rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của côn dân và các cơ quan liên quan trong và ngoài nước trong việc bảo hộ, giúp đỡ, hỗ trợ người Việt Nam khi ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, theo nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, hiện nay nhiều nước đã huy động nguồn lực xã hội hóa cho vấn đề quảng bá, xúc tiến, giới thiệu đất nước mình ra nước ngoài. Trong khi đó, nguồn lực dành cho vấn đề này ở Việt Nam rất ít.

Ông Hưng cho biết, một số nước đã triển khai việc người dân khi xuất cảnh ra nước ngoài thì đóng một khoản phí, đóng góp vào một quỹ để hỗ trợ vấn đề bảo hộ, đảm bảo quyền lợi cho công dân khi ở nước ngoài.

Hiện nay, công dân Việt Nam khi ra nước ngoài có rất nhiều trường hợp vì lý do này lý do khác bị ảnh hưởng nhưng không nằm trong phạm vi bảo hiểm xã hội thì cơ quan ngoại giao và đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì cũng không có khả năng nguồn lực để hỗ trợ.

“Ví dụ công dân mình đánh bắt hải sản bị nước ngoài bắt, làm sao thương lượng để đưa công dân về nước. Hoặc những trường hợp công dân mình vì lý do này lý do khác, vi phạm an ninh, pháp luật ở nước ngoài cũng cần có sự bảo trợ. Nhưng bảo hộ công dân thì nhà nước nguồn lực ít”, ông Hưng nói.

“Thực ra đây là một khoản theo tôi nghĩ không nhiều, một bữa ăn sáng thôi. Chúng ta gọi là chung tay đóng góp, chung sức xây dựng, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam được tốt hơn và để cho giữ gìn môi trường du lịch, văn hóa của Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều. Đó là mong muốn của chúng tôi và đề xuất ý tưởng như thế còn câu từ, cách thức như thế nào thì cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu làm sao cho thuận tiện nhất” – vị đại biểu đoàn Hà Nội nói.

 

Ông Đoàn Ngọc Hải liên quan sai phạm cấp phép xây khách sạn, cao ốc

8 cán bộ cấp dưới của ông Hải bị kỷ luật, riêng Phó chủ tịch quận 1 nhận trách nhiệm về điều hành và xin rút kinh nghiệm.

 

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT báo cáo tổng thể nhân lực ngành hàng không

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không.

 

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vụ thanh tra Bộ Xây dựng ‘vòi tiền’ ở Vĩnh Phúc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ phản ánh Thanh tra Bộ Xây dựng “vòi tiền” trong quá trình thanh tra.