Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Thứ hai, 22/04/2019, 13:55 PM

Do tuổi cao sức yếu, đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà công vụ số 5A Hoàng Diệu, vào hồi 20h10 ngày 22/4.

le-duc-anh-2-1519388359162471379344
Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp Chủ tịch Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hoà Cuba (12 - 17-10-1995) - Ảnh: TTXVN.

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20h10, ngày 22/4 tại nhà công vụ (số 5A, phố Hoàng Diệu, Hà Nội).

Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh do tuổi cao, sức yếu nên đã ra đi sau một thời gian lâm bệnh, dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc.

Lê viếng, truy điệu vá an táng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh sẽ được thông báo sau.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh - Bí danh: Sáu Nam, Sinh ngày 1/2/1920, tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 5/10/1938. Đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Uỷ viên Trung ương Đảng khóa: IV, V, VI, VII và VIII; Uỷ viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII.

Từ năm 1937- 1944: Bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, trong Mặt trận Dân chủ huyện Phú Vang và Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 1944: Tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh.

Từ 8/1945-10/1948: Tham gia Quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn và Trung đoàn.

Từ 10/1948-1950: Tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn.

Từ 1951-1954: Tham mưu phó, quyền Tham mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

Từ 1955-1963: Cục phó Cục Tác chiến; Cục Trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam.

Từ 8/1963-02/1964: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ 02/1964-1974: Phó Tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam; Tư lệnh Quân khu 9 (năm 1969).

Từ 1974-1975: Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam, (tháng 6/1974 được thăng quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng); Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư Lệh cách quân hướng Tây Nam đánh vào Sài Gòn.

Từ 1976-1980: Tư lệnh Quân khu 9; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam; được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980.

Từ 1981-1986: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Camphuchia; được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; được giao giữ chức Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam năm 1986.

Từ 02/1987-8/1991: là Ủy viên Bộ Chính Trị BCH TW ĐCS Việt Nam (khóa VI: 1986-1991), Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam; là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị BCH TW ĐCS Việt Nam (khóa VII1991-1997), Thường trực Bộ Chính trị.

Từ 1992-9/1997: là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị BCH TW ĐCS Việt Nam; là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Từ 12/1997-04/2001: là Ủy viên Ban cố vấn BCH TW ĐCS Việt Nam.

Từ 04/2001: Nghỉ hưu.

Do có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng nhất; Huân chương Chiến công hạng nhì; Huân chương Chiến thắng hạng nhất. Và nhiều Huân chương cao quý của nhà nước Liên Xô; Cu Ba; Cam phuchia; Lào.

 

Lễ thượng cờ rủ Quốc tang cố Tổng Bí thư Đỗ Mười ở Quảng trường Ba Đình

Lễ thượng cờ rủ trên Quảng trường Ba Đình bắt đầu hai ngày Quốc tang cố Tổng Bí thư Đỗ Mười diễn ra lúc 6h sáng 6/10.

 

Lễ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút, ngày 01/10/2018 (tức ngày 22/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội. Lễ Quốc tang Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười được tổ chức trong hai ngày mùng 6 và 7/10/2018.