Thứ bảy, 22/12/2018, 10:40 AM
  • Click để copy

Trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài 'đặt nhầm chỗ': 'Doanh nghiệp hưởng lợi, người dân bức xúc'

Làm đường một nơi đặt trạm một nẻo là ý kiến của nhiều tài xế và chuyên gia giao thông khi nhắc đến Trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Trong khi đó, UBND TP Hà Nội từng nhiều lần đề xuất di rời trạm BOT này.

tram-bot-bac-thang-long-noi-bai-dat-nham-cho-doanh-nghiep-huong-loi-nguoi-dan-buc-xuc
Nhiều xe tải dán băng rôn phản đối trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. (Ảnh: IT).

Làm đường một nơi thu phí một nẻo

Những ngày qua, hiện tượng nhiều tài xế tập chung phản đối việc thu phí tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo các tài xế, chức năng của BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài là thu phí hoàn vốn cho tuyến đường tránh TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) nhưng lại đặt trên đường Võ Văn Kiệt (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) là sai vị trí. 

Việc "làm đường một nơi, thu phí một nẻo" khiến nhiều xe ô tô dù không chạy qua tuyến tránh TP Vĩnh Yên cũng bị thu phí khiến các tài xế không khỏi bức xúc. Trong buổi sáng 18/12 vừa qua, đã có hàng chục ô tô tập trung tại khu vực Trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài, trong đó nhiều xe còn dán cả băng rôn phản đối.

Trước sức ép lớn của các tài xế, nhiều lần đơn vị quản lý đã cho xả trạm để thông xe. Tình trạng trên vẫn tiếp tục tái diễn trong nhiều ngày tiếp theo.

Theo tìm hiểu của PV, trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài có chủ đầu tư là Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8. Nhà đầu tư được sử dụng trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài để hoàn vốn đầu tư bắt đầu từ 1/1/2011. Thời gian thu phí hoàn vốn là 16 năm 10 tháng 11 ngày. Mức giá thấp nhất là 10.000 đồng/xe 4 chỗ ngồi.

Khoảng 6 tháng trước khi xảy ra hiện tượng tài xế phản đối, UBND TP Hà Nội cũng từng có công văn gửi Bộ GTVT với nội dung xem xét giải tỏa trạm thu giá Bắc Thăng Long – Nội Bài.

Theo TP Hà Nội: Việc người dân không sử dụng tuyến đường tránh TP Vĩnh Yên (đặc biệt là khách du lịch, hành khách đi sân bay Nội Bài, nhân dân huyện Sóc Sơn) vẫn phải nộp tiền thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là không đúng, khiến cử tri bức xúc và đã có ý kiến.

Hơn nữa, việc thu phí với giá cao làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ. Ngoài ra, các trạm thu phí hiện đang thu trực tiếp bằng tiền mặt, dẫn đến ùn tắc khi qua trạm, gây bức xúc cho người tham gia giao thông, đồng thời dễ dẫn đến thất thoát, thiếu minh bạch, khó kiểm soát, quản lý...

Doanh nghiệp hưởng lợi còn nhân dân bức xúc?

Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên gia giao thông đô thị cho rằng, sự kiện tài xế phản đối trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài "đặt sai vị trí" cũng giống như sự kiện ở trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) xảy ra vào năm 2017.

Sự việc này đều bắt đầu từ việc doanh nghiệp được "làm đường một nơi, thu phí một nẻo" khiến nhiều người dù không sử dụng hạ tầng mà doanh nghiệp đầu tư cũng bị thu tiền một cách vô lý dẫn đến tâm lý bức xúc.

tram-bot-bac-thang-long-noi-bai-dat-nham-cho-doanh-nghiep-huong-loi-nguoi-dan-buc-xuc
TS. Nguyễn Xuân Thủy.

Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy, việc "làm đường một nơi thu phi một nẻo" là rất vô lý bởi ông cho rằng doanh nghiệp làm BOT phải thu chính trên đoạn đường của họ.

"Người dân và chuyên gia đã phản ánh và có ý kiến nhiều lần. Quan điểm của tôi là làm đường ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó. Còn việc "làm đường một nơi thu lợi một nẻo là vô lý", việc này chúng ta chỉ thấy doanh nghiệp được lợi còn người dân chưa thấy...", TS. Nguyễn Xuân Thủy bày tỏ.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng, việc BOT "đặt sai vị trí" làm mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan quản lý nhà nước vì phải được phép của cơ quan chức năng thì doanh nghiệp mới được phép đặt trạm thu phí.

Ông Thủy cũng cho rằng, người dân phải có hai lựa chọn đó là đi trên đường công do nhà nước làm và chấp nhận chất lượng thấp hơn so với đường được doanh nghiệp làm theo hình thức BOT.

"Đường của nhà nước lấy tiền thuế của dân để đầu tư sửa chữa vì thế không thể cho doanh nghiệp lán qua lớp mỏng hoặc đầu tư một tuyến nhánh nhỏ sau đó được thu phí toàn tuyến", TS. Thủy nêu quan điểm đồng thời cho biết ủng hộ việc Hà Nội khiến nghị di rời với trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Còn ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, điểm vô lý của trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài chính là vị trí thu phí. “Bức xúc lớn nhất của người dân là vị trí đặt trạm thu phí, ở đây có hai vấn đề: Thứ nhất thu phi khi người dân không đi đường BOT; Thứ hai vị trí trạm thu phí đặt án ngữ ngay tuyến đường vào thủ đô”, ông Thanh cho biết.

“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc di dời trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài tuy nhiên nếu xóa bỏ thì chắc chắn sẽ di dời chỗ mới, nếu di dơi chỗ mới liệu có tăng phí không?”, ông Thanh cho hay.

 

Bộ Giao thông Vận tải: Yêu cầu xả trạm BOT khi ùn ứ kéo dài trong dịp Tết Dương lịch và Lễ hội xuân 2019

Đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết Dương 2019 và Lễ hội xuân năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tại các trạm thu phí đường bộ chủ động mở barie để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc kéo dài.

 

Bộ GTVT yêu cầu đảm bảo trật tự trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài

Bộ GTVT đã có công điện yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự, ATGT tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài sau khi có hiện tượng tài xế tụ tập phản đối việc thu phí.

 

BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài: Nhà nước có nên bỏ tiền mua lại?

Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài dù biết không hợp lý nhưng không thể di dời vì hợp đồng đã ký, chỉ có phương án nhà nước mua lại mới xóa được trạm thu phí này.

 

Lần thứ hai, Hà Nội đề xuất dỡ bỏ trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài

TP Hà Nội vừa đề xuất dỡ bỏ trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài vì tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, cho rằng vị trí của trạm BOT này không đúng, gây ùn tắc giao thông, mức giá cao, tạo hình ảnh không đẹp với khách quốc tế đến Hà Nội.