Thứ sáu, 18/01/2019, 23:17 PM
  • Click để copy

Màn hỏi đáp trực tiếp giữa VKS và Trưởng khoa thận BV Bạch Mai: Hoàng Công Lương có chịu trách nhiệm nguồn nước?

Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, bác sĩ không phải chịu trách nhiệm về nguồn nước mà người cung cấp, sửa chữa thiết bị phải chịu.

truc-tiep-xet-xu-vu-an-chay-than-o-hoa-binh-ngay-181-benh-vien-bach-mai-khang-dinh-cach-xu-ly-cua-benh-vien-hoa-binh-la-dung-quy-trinhÔng Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai trả lời trước tòa.

Phiên tòa xét xử vụ án chạy thận Hòa Bình có liên quan đến bị cáo bác sĩ Hoàng Công Lương chiều 18/1, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận với sự xuất hiện của 4 vị chuyên gia, giáo sư đầu ngành đến trả lời những kiến thức liên quan.

Một loạt cuộc hỏi đáp giữa HĐXX, VKS và các luật sư đã diễn ra ở phiên tòa. Trong đó có đoạn hỏi đáp giữa đại diện VKS và ông Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai liên quan đến trách nhiệm nguồn nước chạy thận mà trực tiếp là việc bác sĩ có phải chịu trách nhiệm về nguồn nước.

Màn hỏi đáp được diễn ra sau khi ông Nguyễn Hữu Dũng có những trả lời trước luật sư Nguyễn Chiến người bào chữa cho bị cáo bác sĩ Hoàng Công Lương.

VKS: Tôi hỏi ông để làm rõ vấn đề vừa trả lời luật sư Chiến. Ông cũng đã nói việc kiểm tra hóa chất tồn dư là bắt buộc đúng không? 

Ông Dũng: Đúng ạ.

VKS: Do vậy sau khi sửa chữa xong thì phải bắt buộc có kết quả xét nghiệm hóa chất tồn dư?

Ông Dũng: Có kết quả test đấy ạ.

VKS: Tôi không nói một người bác sĩ bình thường, một người bác sĩ bình thường ra y lệnh thì tôi không nói nhưng với một người bác sĩ kết hợp với người đó là người phụ trách ca điều trị ngày hôm đó và cũng là người đề xuất sửa chữa và biết nguồn nước bị can thiệp. Và khi biết nguồn nước bị can thiệp thì bắt buộc phải test hóa chất tồn dư. Như vậy, trước khi ra y lệnh người bác sĩ có phải kiểm tra xác minh lại thông tin để đảm bảo an toàn cho người bệnh hay không, hay là cái bước này bác sĩ không cần quan tâm đến vấn đề gì mà chỉ cần biết rằng là trách nghiệm nước thuộc về ai thì kệ người đó, trong khi bác sĩ biết điều kiện nước là cần phải đảm bảo?

Ông Dũng: Bởi vì chúng tôi quy định mặc định là cái người cung cấp nước RO đấy là phải đảm bảo chất lượng.

VKS: Thế bây giờ cái người cung cấp thông tin đó không phải là người được giao nhiệm vụ về chất lượng nước, cũng không phải là điều dưỡng viên được giao nhiệm vụ là kiểm tra nước hàng ngày (đến đây ông Dũng ngắt lời)

Ông Dũng: Như thế là sai, cái người làm cái việc đó bắt buộc phải nhận nhiệm vụ đó không thể không nhận nhiệm vụ đó được.

VKS (nói tiếp): Có nghĩa người nhận nhiệm vụ đó phải là người được giao nhiệm vụ và phải là người xác định thông tin (ông Dũng ngắt lời tiếp "đúng rồi"). Vậy bây giờ chỉ nghe một điều dưỡng viên không được giao nhiệm vụ về kiểm tra chất lượng nước hoặc là xác nhận chất lượng nước chỉ thông báo rất là chung chung, không thông báo cụ thể thì bác sĩ có được quyền tin tưởng đó là điều kiện an toàn đảm bảo chất lượng nước hay không?

Ông Dũng: Khi mà thăm khám, các thông tin đó là bác sĩ có quyền sử dụng.

VKS: Nhưng thông báo thông tin đó phải là người có trách nhiệm?

Ông Dũng: Bởi vì bản thân khi người sửa chữa xong là phải đảm bảo chất lượng đó rồi. Người bảo trì chỉ cần thông báo chúng tôi đã hoàn thiện là được.

VKS: Nhưng cụ thể trong trường hợp này là bên sửa chữa chưa sửa xong.   

Ông Dũng: Không phải cái đó là hoàn toàn sai, cái đấy bắt buộc bởi vì trong chạy thận chúng tôi (VKS ngắt lời).

VKS: Tôi đang hỏi phải có căn cứ cụ thể không thể nghe chung chung?

Ông Dũng: Không được, bởi vì chạy thận không thể dừng lại được. Trong bất kỳ trường hợp nào ký hợp đồng nào là phải hoàn thiện trước.

VKS: Với một bác sĩ biết rằng nguồn nước chưa được đảm bảo, với một bên phải đảm bảo an toàn không phải là dừng ngay nhưng có thể chậm ra quy trình vài phút để kiểm tra thông tin thì bác sĩ lựa chọn cái nào cho người bệnh?

Ông Dũng: Bởi vì đã quy định mặc định thế rồi.

VKS: Quy định mặc định là thế nào?

Ông Dũng: Là khi đơn vị sửa xong là phải đảm bảo chất lượng.

VKS: Trường hợp chưa sửa xong.

Ông Dũng: Không ạ, đã được báo là sửa xong rồi ạ.

VKS: Nhưng người thông báo là người không có trách nhiệm về chất lượng nước.

truc-tiep-xet-xu-vu-an-chay-than-o-hoa-binh-cuu-giam-doc-benh-vien-chia-se-noi-dau-cua-bac-si-luong-cung-la-noi-dau-cua-bi-cao
Bị cáo bác sĩ Hoàng Công Lương tại phiên tòa xử vụ chạy thận Hòa Bình.

HĐXX: Xin phép thế này, đề nghị bác sĩ Dũng thực ra ở đây việc sửa xong hay chưa sửa xong có thể ông theo dõi qua nhiều nguồn nên biết được vụ án này. Nhưng ở đây VKS đang hỏi thì ông trả lời thẳng vào vấn đề...  Ở Bệnh viện Hòa Bình đã bàn giao hay chưa bàn giao chúng tôi chưa nói đến. Xin ông trả lời vào thẳng vấn đề.

Ông Dũng: Riêng khoa tôi thì nguyên tắc mặc định nếu chỉ trừ khi người mà thực hiện nhiệm vụ sục rửa lọc thận thông báo trực tiếp là chúng tôi chưa xong thì bắt buộc dừng lại.

VKS: Có nghĩa phải người xác định trực tiếp xác nhận sửa xong?

Ông Dũng: Cái người sửa đường ống nói chúng tôi chưa sửa xong thì bắt buộc phải dừng lại. Cái người sửa đường ống bắt buộc phải thông báo chúng tôi chưa làm xong thì bắt buộc phải dừng lại.

VKS: Tôi còn câu hỏi về AAMI. Qua nắm bắt vụ án này tôi được hiểu rằng AAMI là một tiêu chuẩn khuyến cáo nên dùng để xác định chất lượng nước chạy thận có đúng không?

Ông Dũng: Đúng.

VKS: Tôi thấy ông có trả lời rằng mình chỉ quan tâm đến nguồn nước là nó đảm bảo để an toàn chạy thận cho bệnh nhân đúng không?

Ông Dũng: Đúng.

VKS: Vậy bây giờ hợp đồng được giằng buộc nội dung AAMI vào để đảm bảo chất lượng nước thì có trái quy định pháp luật không?

Ông Dũng: Bởi vì Quốc tế và luật không quy định phải làm cái đó.

VKS: Vậy việc thỏa thuận để đưa vào có trái quy định pháp luật hay không?

Ông Dũng: Không trái quy định pháp luật.

Trước đó, trả lời các luật sư và HĐXX Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Khoa có bố trí kỹ thuật viên chuyên trách về nước. Người này có thể là điều dưỡng hoặc là kỹ thuật viên nhưng phải được trưởng khoa phân công.

Ngoài ra, khoa phân công một kỹ sư và một điều dưỡng kiểm tra đồng hồ đo độ dẫn điện, hệ thống nước, đảm bảo an toàn trước khi chạy thận. Tất cả các buổi sáng, kỹ thuật viên bắt buộc phải kiểm tra trước khi vận hành máy chạy thận.

Đối với bảo dưỡng màng RO, phải được dùng hóa chất do Bộ Y tế cho phép. Mỗi hóa chất đưa vào sử dụng đều có que thử. Tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ cần có biên bản bàn giao bảo dưỡng hệ thống là sẽ chạy thận và mặc định vấn đề người cung cấp nước RO phải đảm bảo nguồn nước đủ điều kiện…

Đồng quan điểm với Trưởng khoa Thận nhân tạo, giáo sư Đỗ Gia Tuyển - Trưởng khoa Thận tiết liệu Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ở nước ngoài có kỹ sư về lâm sàng phụ trách kỹ thuật lọc nước, kiểm tra nước, bác sĩ và điều dưỡng không liên quan.

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có chức danh kỹ sư lâm sàng. Do vậy, tùy từng bệnh viện có sự phân công khác nhau. Khoa Thận nhân tạo chỉ vận hành còn việc bảo hành, bảo trì thì có nhân viên của phòng Vật tư cùng với nhân viên khoa Thận làm đảm nhiệm.

Về nguyên tắc, phòng Vật tư bàn giao là chất lượng phải đảm bảo và bác sỹ chuyên môn chỉ vận hành hệ thống để lọc máu…

 

Xử vụ chạy thận Hòa Bình: Bất ngờ lời khai về 'chữ ký chia sẻ' của bác sĩ Hoàng Công Lương

Phó khoa HSTC Hoàng Công Tình cùng 2 điều dưỡng Đơn nguyên thận đã có những lời khai khác nhau về vai trò và chữ ký của bị cáo - bác sĩ Hoàng Công Lương khi được VKS hỏi.

 

Xét xử vụ chạy thận Hòa Bình: Nhiều gia đình nạn nhân mong muốn giảm án cho các bị cáo

Tại phiên tòa, nhiều gia đình nạn nhân và những người còn sống mong muốn giảm nhẹ cho nhiều bị cáo, trong đó không ít người nói mong xử bác sĩ Hoàng Công Lương không có tội.

 

Xét xử vụ án chạy thận ở Hoà Bình ngày 18/1: Điều dưỡng đơn nguyên thận khai về chữ ký của bác sĩ Lương

Theo giáo sư Bình thì cách xử trí ngày 29/5/2017 cho 18 bệnh nhân với những dấu hiệu buồn nôn, ngứa, đau bụng, tiêu chảy của bệnh viện Đa khoa Hòa Bình là đúng quy trình.

 

'Nóng' phiên tòa chạy thận Hòa Bình: Công ty Thiên Sơn phản bác lời khai của bị cáo về báo giá sửa chữa RO số 2

Cuối buổi chiều ngày thứ 4 phiên xét xử vụ án chạy thận, HĐXX và đại diện Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn đã có màn hỏi đáp gay cấn kéo dài gần 50 phút đồng hồ.