Trẻ đẻ non càng lên tuyến trên cơ hội sống sót càng cao!

Thứ hai, 04/11/2019, 11:21 AM

Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ bị các bệnh như chảy máu nội sọ, chảy máu nhu mô, quanh não thất gia tăng nguy cơ chậm phát triển tinh thần và vận động; tổn thương chất trắng dẫn đến nguy cơ tổn thương vận động, nhãn cầu...

20191031_140449
Trẻ sinh non được bảo hiểm y tế chi trả hàng trăm triệu chi phí chữa bệnh. (Ảnh Chí Hiếu)

Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ sinh non trên thế giới là 10%. Còn tại Việt Nam tỷ lệ này giao động từ 7-10%. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm cũng tiếp nhận trên 40.000 trẻ sơ sinh ra đời. Theo lãnh đạo bệnh viện cho viết, năm nay tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ghi nhận tỷ lệ trẻ sinh non tăng đột biến chiếm tới 20% có những ngày chiếm đến 90 trường hợp, trong đó có số lượng trẻ sinh non từ tuyến dưới chuyển lên.

PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ: "Trong sản khoa luôn có 10% trở lên là sinh non, trẻ sinh non đầy rẫy nguy cơ. Các bà mẹ mang thai cần hiểu về điều này, không thể nghĩ sinh sản là tự nhiên. Nếu chuyển dạ cố đến tuyến cao đẻ, không ở tuyến dưới sẽ chậm phát triển thể chất và có thể là tử vong.

PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh khẳng định các tuyến quận huyện ở Việt Nam không chăm sóc được trẻ sinh non.Tuyến tỉnh trở lên mới có khả năng chữa và chăm sóc được.

Nguyên nhân sinh non là do cổ tử cung ngắn, vấn đề bất thường, viêm nhiễm răng miệng, tiết niệu và âm đạo nhưng không đi khám. Nếu đang có thai không chữa dứt điểm những bệnh trên nguy cơ người phụ nữ bị đẻ non sẽ cao hơn bình thường.

Khi trẻ sinh non, trẻ không đủ yếu tố tồn tại trong môi trường tự nhiên, bệnh nhi vượt qua ngày đầu đời, tự bú, thở, tim mạch, tiêu hóa ổn định thích nghi được với môi trường thì trẻ về với gia đình.

dung-cham-dao-keo-khi-phu-nu-mang-thai-la-dieu-cam-ky-trong-nganh-y-te
PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. (Ảnh Chí Hiếu)

Gia đình cần lưu ý, trẻ cần thở được, da hồng hào, trẻ ăn được và tiêu hóa được, tuy nhiên khi trẻ đẻ non vẫn định kỳ kiểm tra tại các đơn vị chuyên khoa về nhi khoa, đây được xem là một trong những điều cực kỳ quan trong, trong khi nhiều gia đình vẫn còn chủ quan.

Theo ThS. BS. Phan Thị Huệ - Bệnh viện Phụ sản Hà Nôi - có tới 35-46% trẻ dưới 1.000gr và 23% trẻ dưới 1.500gr phải đối mặt với bệnh phổi mạn tính. Nhiều trẻ dưới 1.500gr gặp các vấn đề về cho ăn, tăng trưởng, thiếu máu do thiếu sắt.

Không chỉ vậy, một số trường hợp trẻ còn bị chảy máu nội sọ, chảy máu nhu mô, quanh não thất gia tăng nguy cơ chậm phát triển tinh thần và vận động; tổn thương chất trắng dẫn đến nguy cơ tổn thương vận động, nhãn cầu.

ThS. BS. Phan Thị Huệ cho biết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sinh non, phải đặc biệt chú ý đến giấc ngủ của trẻ, tăng cường quá trình chăm sóc theo cụm và chăm sóc phối hợp; để trẻ nằm đúng tư thế; sử dụng các phương pháp giảm đau, đáp lại các hành vi gợi ý của trẻ; tránh những việc không cần thiết như: đo vòng bụng, đo cân nặng, tắm,…

"Những đứa trẻ sinh non hệ miễn dịch và thân nhiệt không đảm bảo nên bệnh nhi dễ nhiễm bệnh, các chức năng không hoàn hảo khiến sức chịu đựng với thay đổi môi trường rất kém, ta phải quan tâm hơn. Nếu được chăm sóc tốt bé có thể phát triển dần như bình thường.

Cho đến nay trẻ đẻ non về với bố mẹ 32 tuần mất hàng trăm triệu đồng được bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ, giúp nhiều gia đình đỡ rất nhiều chi phí, giảm bớt gánh nặng cho gia đình", Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/tre-de-non-cang-len-tuyen-tren-co-hoi-song-sot-cang-cao-140682.html