Trẻ sơ sinh thường xuyên chảy nước dãi có phải là hiện tượng bệnh lý

Thứ ba, 18/02/2020, 12:14 PM

Chảy nước dãi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường bắt đầu ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, có một số trẻ chảy nước dãi quá nhiều khiến mẹ ngờ trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó, vậy sự thật là gì?

Hiện tượng rớt dãi xảy ra ở độ tuổi nào?

Empty

Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Từ 1 − 3 tháng tuổi

Khi trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tháng, việc chảy nước dãi rất ít khi xảy ra vì bé luôn được đặt trong tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, vẫn có một số bé bắt đầu chảy nước dãi khi được 3 tháng tuổi.

Giai đoạn 6 tháng tuổi

Vào lúc này, việc tiết nước bọt vẫn tiếp diễn khi bé bắt đầu bập bẹ hoặc biết cho đồ chơi vào miệng. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào giai đoạn này và điều đó có thể là nguyên nhân khiến bé nhỏ dãi nhiều hơn.

9 tháng tuổi

Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết trườn và bò. Chúng có thể tiếp tục chảy dãi khi quá trình mọc răng vẫn diễn ra.

15 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, hiện tượng rớt dãi sẽ giảm, tuy nhiên ở trong 1 số trường hợp, như đang hứng thú, tập trung với một điều gì đó, bé sẽ có thể bị chảy nước dãi.

Nguyên nhân trẻ bị chảy nước dãi quá nhiều

trẻ mọc răng 1

Mọc răng

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chảy nhiều nước dãi. Những chiếc răng mới nhú lên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và bắt đầu chảy dãi nhiều hơn.

Ngoài ra, có một số triệu chứng khác mà bạn có thể nhận biết khi trẻ mọc răng như: bé cho tất cả những gì mà con cầm được vào miệng và nhai, cắn, khó chịu, bồn chồn, thiếu ngủ, có thể bị sốt nhẹ…

Há miệng

Nếu con bạn có thói quen luôn há miệng trong một thời gian dài, bé có thể bị chảy nước dãi. Điều này có thể là do trẻ bị ngạt mũi hay thậm chí có trường hợp cấu tạo khuôn miệng hoặc quai hàm của bé khác biệt, dẫn đến khi ngủ trẻ không khép môi lại được nên cũng rất hay chảy nhiều nước miếng.

Trẻ đang tập trung

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không thể nuốt nước dãi nếu chúng đang quá tập trung vào một hoạt động nào đó hoặc một món đồ vật chúng cảm thấy thích thú trong tầm với của mình. Điều này dẫn đến hiện tượng nước dãi chảy ra quá mức.

Thức ăn

Người ta nhận thấy rằng một số thực phẩm, chủ yếu là những loại có tính axit trong tự nhiên, có tác dụng kích hoạt tuyến nước bọt tăng tiết quá mức. Nếu bạn cho bé tiêu thụ những loại thực phẩm này, bé có thể bị chảy nhiều nước dãi hơn.

Một số tình trạng bệnh lý

Khi trẻ không may mắc một số bệnh như bại não, dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu… có thể khiến trẻ tiết nhiều nước miếng nhiều hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, các bệnh về hô hấp khiến trẻ phải thở bằng miệng nhiều hơn. Nhưng khi trẻ ngủ mà vẫn phải dùng miệng thở thì dòng chảy nước bọt dễ trào ra ngoài hơn.

Nói chung hiện tượng chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá phổ biến và rất cần thiết cho việc tiêu hóa. Tuy vậy, nếu trẻ hơn 2 tuổi mà vẫn còn xuất hiện tình trạng này thì mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý.