Asanzo, Khaisilk giúp hàng Trung Quốc 'tung hoành' thị trường?

Chủ nhật, 23/06/2019, 05:46 AM

Vụ việc Asanzo nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam khiến dư luận nhớ đến chiếc khăn lụa hai mác của Công ty TNHH Khải Đức (Khaisilk)

asanzo-khaisilk-giup-hang-trung-quoc-tung-hoanh-thi-truong
Tước quyền dùng chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao với Asanzo

Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, đã tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp Asanzo sau những lùm xùm mới đây.

"Thay mặt ban chấp hành, tôi nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này", bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nói.

Theo bà Hạnh, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.

Nhiều trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam có kinh doanh các sản phẩm của Asanzo như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Adayroi... khi được phóng viên hỏi đều được trả lời rằng đang chờ đợi thông tin thức từ cả Asanzo và các cơ quan chức năng để quyết định những bước tiếp theo.

Trước khi những thông tin về việc nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam được bung ra thì người dân và xã hội biết đến thương hiệu Asanzo qua các sản phẩm điện tử gia dụng nổi như cồn. Người dân tự hào vì có một doanh nhân tiêu biểu cung cấp cho thị trường các sản phẩm mang thương hiệu Việt, lĩnh vực vốn ít lợi thế so với nước ngoài.

Đáng chú ý là, bao bì, tem nhãn của Asanzo đều ghi xuất xứ tại Việt Nam kèm slogan "Asanzo - đỉnh cao công nghệ Nhật Bản". Sau khi bị lật tẩy, ông chủ của tập đoàn này là CEO Phạm Văn Tam đã phải thừa nhận hành vi gian dối này.

Trả lời báo chí, về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.

Trước đây, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện gia dụng còn cao, do vậy Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp để sản xuất mặt hàng này trong nước. Sang nửa cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi thuế các mặt hàng này trở về 0, nhận thấy không có lãi, Asanzo đã không sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng này nữa mà chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là TV và điều hòa không khí.

Ông Phạm Văn Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.

Theo ông Tam, thời điểm nửa đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo vẫn còn láp ráp các mặt hàng điện gia dụng. Tuy nhiên khoảng 1 năm trở lại đây, Asanzo không còn lắp ráp các mặt hàng điện gia dụng nữa. Thời điểm này Asanzo giao nhóm ngành hàng này cho các công ty phụ trợ, ông Tam cho biết.

Theo ông Phạm Văn Tam, Asanzo đang nhượng quyền cho một vài công ty khác sử dụng thương hiệu của mình, do vậy, Asanzo không có khiếu nại trước việc những đơn vị này thuê nhà sản xuất Trung Quốc đóng logo Asanzo vào sản phẩm điện gia dụng rồi nhập về bán tại thị trường trong nước.

CEO của Asanzo cho rằng, công ty của ông có thế mạnh về mảng đồ điện tử nên đang tập trung vào việc sản xuất các mặt hàng này. Với việc nhượng quyền các sản phẩm đồ gia dụng dù đã ngừng sản xuất, mục đích của hành động này là muốn các cửa hàng và đại lý Asanzo đa dạng hơn về mặt hàng và từ đó có thêm thu nhập.

asanzo-khaisilk-giup-hang-trung-quoc-tung-hoanh-thi-truong
Asanzo, Khaisilk giúp hàng Trung Quốc 'tung hoành' thị trường. Ảnh minh họa

Vụ việc Asanzo nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam khiến dư luận nhớ đến chiếc khăn lụa hai nhãn mác của Công ty TNHH Khải Đức bị phát hiện cách đây hai năm trước. 

Kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Khải Đức, đơn vị liên quan đến vụ Khaisilk bán lụa Tàu gắn mác Việt Nam. Bộ Công Thương cho biết, Khaisilk có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.

Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).

Khải Đức có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Công ty cung cấp thông tin tới người tiêu dùng thông qua website với một số nội dung không chính xác.

Đồng thời, công ty đã bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam trong cùng cửa hàng nhưng đã không giới thiệu hoặc thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng về xuất xứ và thành phần của các sản phẩm này.

Việc các doanh nghiệp trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xảy ra xưa nay không phải hiếm nếu như không muốn nói là chuyện thường ngày. Người chịu thiệt đương nhiên là người tiêu dùng.

 

Nước trái cây ép nguyên chất giá rẻ 'cháy hàng' ngày nắng nóng: 'Ra bao nhiêu hết bấy nhiêu'

Nước trái cây ép nguyên chất được bán với mức giá từ 10.000 đến 20.000 đồng/chai đã phát huy tác dụng trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm giữa Thủ đô, khi mức nhiệt độ được chạm ngưỡng 40 độ C.

 

Đồng Libra, không phải tiền mà giống như ví điện tử

Theo nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức, thông tin về đồng Libra – một loại tiền ảo của Facebook còn rất mơ hồ nhưng nó không phải đồng tiền mà giống như ví điện tử.

 

CEO Asanzo thừa nhận sử dụng linh kiện Trung Quốc

Trước nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, CEO tập đoàn Asanzo - ông Phạm Văn Tam cho biết sản phẩm Asanzo không phải “Made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam.