Trở lại ôn hòa, người biểu tình Hong Kong chặn đường đối phó của Trung Quốc

Thứ hai, 19/08/2019, 09:00 AM

Cuộc diễu hành hòa bình của 1,7 triệu người cuối tuần qua là thay đổi chiến lược của người biểu tình Hong Kong, khiến chính phủ Trung Quốc gần như không còn cách chống lại họ, tờ South China Morning Post ngày 19/8 dẫn bình luận của nhiều chuyên gia cho hay.

1,7 triệu người Hong Kong đã diễu hành hòa bình ngày 18/8 bất chấp trời mưa.
1,7 triệu người Hong Kong đã diễu hành hòa bình ngày 18/8 bất chấp trời mưa.

Ước tính có 1,7 triệu người Hong Kong, một phần tư dân số - đã bất chấp lệnh của cảnh sát để tổ chức một cuộc tuần hành ôn hòa sau những tuần đụng độ dữ dội. Các cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra sau khi những cuộc biểu tình hỗn loạn khiến Bắc Kinh đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng.

Đây là một sự thay đổi chiến lược khiến chính quyền ở Bắc Kinh không còn nhiều biện pháp đối phó nữa, nhiều chuyên gia cho hay.

Một người biểu tình có tên Tonny Chan cho biết việc giữ các cuộc biểu tình hòa bình là điều quan trọng sau những hỗn loạn gần đây.

“Hiện nay, cả thế giới đang theo dõi cuộc đấu tranh của chúng tôi và không ai thích nhìn thấy những cuộc đụng độ dữ dội. Tôi cũng không muốn thấy những người trẻ của chúng tôi từ bỏ tương lai của họ để bảo vệ chúng tôi”, ông nói.

Nhà khoa học chính trị Ma Ngok tại Đại học Trung văn Hương Cảng ở Hong Kong cho biết biểu tình ôn hòa hôm 18/8 đã gửi một tín hiệu cho chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh rằng dư luận không thay đổi. Nó cũng đáp trả lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng một số hành động của người biểu tình có dấu hiệu khủng bố.

John Lee, một sinh viên Đại học Trung văn Hương Cảng 21 tuổi, nói rằng trước những hỗn loạn xảy ra tại sân bay tuần trước, những người biểu tình cần phải suy nghĩ lại về chiến lược của họ.

Trong khi đó, một người biểu tình đã tham gia vào các cuộc biểu tình ở sân bay cho biết những người có phương pháp mạnh mẽ hơn vẫn nên tiếp tục nếu phong trào này thành công.

“Sẽ chỉ có hiệu quả khi những người biểu tình ôn hòa và cực đoan được phép làm việc của họ”, người này nói.

Nhà khoa học chính trị Ma cho biết sự thay đổi chiến lược của người biểu tình chủ yếu là phản ứng với các chiến thuật của chính phủ và cảnh sát, bao gồm cả sự xâm nhập của cảnh sát vào hàng ngũ người biểu tình.

“Những người biểu tình biết có rất nhiều điệp viên trong số họ sau những gì đã xảy ra tuần trước. Họ biết rằng họ không nên rơi vào cái bẫy đó mà dường như muốn tạo ra các cuộc đụng độ bạo lực”, ông Ma nói.

Tiến sĩ Edmund Cheng Wai của trường Đại học Baptist cho biết phương pháp phi bạo lực hôm 18/8 đã cho thấy cơ chế phản xạ của phong trào.

Ông nói giữ cho các cuộc biểu tình hòa bình sẽ gây khó khăn cho chính phủ trong việc đối phó với phong trào.

Ông tin rằng mọi người có thể sẽ chọn tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa trong những ngày tới để duy trì phong trào, nhưng các cuộc đụng độ bạo lực vẫn có thể xảy ra.

 

Trung Quốc cảnh báo Mỹ gánh hậu quả nếu bán F-16 cho Đài Loan

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức thông báo với Quốc hội việc ủng hộ bán 66 chiếc tiêm kích F-16 trị giá 8 tỉ USD cho Đài Loan.  .

 

Dân mạng Trung Quốc đòi đuổi Huawei vì liệt kê Đài Loan là một quốc gia

Cư dân mạng Trung Quốc đang sôi sục và dùng hashtag '#HuaweiGetoutofChina' (Huawei biến ra khỏi Trung Quốc) sau khi điện thoại của tập đoàn này liệt kê Đài Loan là quốc gia riêng biệt, Taiwan News ngày 15/8 đưa tin.

 

Đài Loan tăng chi tiêu quân sự lớn nhất trong hơn một thập kỷ

Ngày 15/8, chính quyền Đài Loan tuyên bố tăng chi tiêu ngân sách quân sự cao kỷ lục trong vòng hơn một thập niên qua.