Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: Loại bỏ ra khỏi ngành những người bạo hành trẻ

Thứ tư, 06/06/2018, 05:22 AM

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ những chuyện bạo hành trẻ gây bức xúc xã hội thời gian qua chủ yếu xảy ra ở các nhóm trẻ, cơ sở tư thục... Việc bạo hành trẻ là không thể chấp nhận được, đặc biệt là trong ngành giáo dục.

14h00: Do 59 đại biểu đăng ký chất vấn và tranh luận, nên chủ tọa phiên họp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã mời các đại biểu tranh luận và chất vấn để Bộ trưởng trả lời bằng văn bản.

Kết luận phiên chất vấn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Quốc hội cho biết có 69 đại biểu chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ còn nhiều đại biểu có ý kiến chất vấn xin gửi về tổng thư ký quốc hội tổng hợp sau đó gửi lại cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

11h35: Quốc hội nghỉ trưa, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong buổi sáng có 32 đại biểu Quốc hội chất vấn 18 đại biểu tranh luận, chiều nay 59 đại biểu đăng ký chất vấn và tranh luận.

Chiều nay 14h đến 14h 30 Quốc hội sẽ tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. 

Từ 14h30, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đăng đàn. Đây là lần đầu tiên ông thay mặt Thủ tướng đăng đàn trong một phiên chất vấn của Quốc hội khoá 14. Trước đó ở Chính phủ nhiệm kỳ khoá 13, ông từng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội với tư cách Bộ trưởng Tài chính.

Theo thông lệ, Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ và Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp cuối năm, Phó thủ tướng thường trực trả lời chất vấn ở kỳ họp giữa năm; giữa năm 2017, Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình đã đăng đàn trong phiên chất vấn.

11h25: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình các vấn đề liên quan đến phiên chất vấn: “Tôi theo dõi lĩnh vực giáo dục, thấy kỳ nào Bộ GD-ĐT dù có tham gia chất vấn hay không đều nhận được nhiều đóng góp của nhiều cử tri. Đây là điều mừng”.

Theo Phó Thủ tướng: Về phổ cập mầm non và các vấn đề tiêu cực, nhất là bạo hành mầm non, chúng ta bức xúc trước những hiện tượng bạo hành ở mầm non.

Có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân liên quan đến chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, 60% giáo viên mầm non được học cao đẳng trở lên, gần 40% học trung cấp, do đó việc nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường sư phạm rất quan trọng.

Vấn đề thứ hai là liên quan trách nhiệm kiểm tra từ việc xét cho mở trường đến mở các nhóm lớp độc lập của chính quyền địa phương. Điều quan trọng nhất là độ bao phủ mầm non, nhất là nhà trẻ còn thấp 27,7%. Điều khẩn thiết bây giờ là phải phát triển nhanh cơ sở, các trường, chưa có trường thì ưu tiên cụm lớp độc lập nhưng phải đủ điều kiện.

Chính quyền địa phương phải làm tốt hơn, đặc biệt là khu công nghiệp. Nơi nào chú trọng, tỷ lệ trẻ được đến tốt hơn. Ở các khu công nghiệp đương nhiên là công nhân thu nhập thấp, trường công học phí trung bình mầm non qua khảo sát từ 900.000-1,1 triệu đồng nếu ở đó các trường tư mà những người lấy nhà riêng để mở, phần lớn là những người gắn bó với ngành giáo dục thì cũng lấy học phí khoảng cỡ đó và cộng thêm một chút, những trường tư đầu tư từ ban đầu buộc họ phải lấy cao hơn, rất khó khăn cho công nhân. Ngoài trường công, rất cần mô hình nhà nước hỗ trợ 1 phần cho địa điểm để trường tư mở để giảm học phí.

“Đối với các giáo viên không chỉ ở mầm non mà ở các học khác nếu có bạo hành trẻ em thì cương quyết thái độ. Tôi đề nghị, trong mọi trường hợp, một số trường hợp làm nhưng chưa triệt để, cần phải đưa ra khỏi ngành để không ảnh hưởng đến cả ngành giáo dục”, Phó Thủ tướng nói.

Về câu chuyện 200.000 có trình độ đại học thất nghiệp: Tính ra khoảng trên 4%, con số này ở các nước trung bình 7% nên VN không có gì là phải yêu cầu cứ học đại học thì phải có việc 100% là không đúng. Đây là việc bình thường ở trên thế giới. Giải pháp trong vấn đề này, đầu tiên phải thực hiện hướng nghiệp. ĐBQH, nhân dân đồng tình đẩy mạnh hướng nghiệp ngay từ THCS. Vì cả thế giới họ làm  như vậy. Học THCS xong một luồng rẽ ra học nghề, 1 luồng rẽ ra học THPT, học THPT xong 1 luồng rẽ học nghề, 1 luồng học đại học. Học xong THCS đi học nghề không có nghĩa là trong quá trình dạy nghề chúng ta không dạy tiếp văn hóa, dạy tiếp kiến thức, có điều là dạy theo cách của người làm nghề.

truc-tiep-bo-truong-gd-dt-phung-xuan-nha-loai-bo-ra-khoi-nganh-nhung-nguoi-bao-hanh-tre
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Thứ hai là phải nâng cao chất lượng đại học, một trong những điều để nâng cao là phải đẩy mạnh tự chủ đại học và tăng cường kiểm định, xếp hạng chất lượng đại học.

Thứ ba là công tác phân tích qua việc tuyển sinh những năm vừa rồi để định hướng cho các cháu học ngành nghề nào tương lại việc làm tốt hơn. Bộ GD-ĐT tiến hành khảo sát bắt các trường công bố dữ liệu này, năm 2017 các trường trên 27 điểm thì tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm sau 12 tháng từ 2016 trở lại là 96%.

Nhóm trường từ 24-27 điểm là 92%; từ 20-24 điểm là 84%,  nhóm trường từ điểm sàn 15,5-20 điểm là 89%. Tỷ lệ chung các cháu học sinh ra trường trong vòng 12 tháng kể từ 2016-2017 khảo sát là xấp xỉ 90%, chỉ có 11,3% không có việc làm, tuy nhiên những việc làm này không có nghĩa đã phù hợp đúng trình độ đh

Trong số ngành đào tạo, nhóm ngành đào tạo khoa học giáo dục, giáo viên có tỷ lệ ra trường không tìm được việc cao nhất 19%, nhóm dịch vụ xã hội 19%, nhóm về môi trường (17%), nhóm pháp luật (17%), nhóm thể thao văn hóa (16%).

Về chất lượng đào tạo, chúng ta đã bàn nhiều, chung là giáo dục phổ thông chúng ta nhận khiêm tốn xếp hạng dưới 50, nhưng thực ra nhiều tổ chức đánh giá mình đứng 20, 30. Một ngành nào đó đứng dưới 50 đã là rất tốt so với mặt bằng chung trình độ phát triển kinh tế ở VN. Còn giáo dục đại học như các đại biểu nói là chúng ta không xuất sắc. Nhưng điều đáng mừng là từ 3 năm trở lại đây chúng ta quyết tâ đẩy mạnh tự chủ và đặt ra các chương trình để đổi  mới giáo dục Đại học, đặt mục tiêu sau 3 năm tức là năm nay sẽ có ít nhất 1 trường năm trong top 1000 thế giới. Ngày hôm nay họ sẽ công bố, chúng tôi hy vọng lần công bố này VN sẽ có 1 trường năm trong top công bố đấy.

Về thi cử, tại kỳ họp cuối 2016 nhiều đại biểu băn khoăn khi đưa hình thức thi trắc nghiệm nhưng kết quả thấy đổi mới thi qua 3 năm, cơ bản tốt. Chúng tôi mong muốn đổi mới hướng tới cơ bản ổn định chỉ còn cải tiến khi ra đề và vi chỉnh một số việc. Tôi  mong các địa phương tăng cường công tác chuẩn bị thi để kỳ thi được thành công.

Về đánh giá đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29, đây là câu hỏi khó. Có rất nhiều cách để phân định nhiệm vụ trong đổi mới này, tạm chia 8 đầu mục: hệ thống, khung trình độ, chương trình SGK, phương pháp giảng dạy gắn với giáo viên, kiểm định đánh giá và thi cư, cơ sở vật chất, quản lý nhà nước, quản trị các trường, cơ sở giáo dục. Mức độ đánh giá đổi mới đến đâu trước hết là phải sửa luật pháp, sau đó là các chương trình đề án và làm nhiều công việc cụ thể.

Đến nay chúng ta đã đạt yêu cầu, ban hành hệ thống, khung trình độ, đang xây dựng chương trình SGK, đổi mới 1 bước công tác kiểm định, tự chủ đại học, tới đây là các trường phổ thông, đặc biệt là sửa 2 luật, chúng tôi đề nghị không giới hạn chỉ sửa 1 số ít điểm vì đây là thời cơ để sửa Luật và chỉ sửa Luật mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó có 3 yêu cầu là: khắc phục cho bằng được điểm yếu từ gd pt đến đh là n ặng nhồi nhét kiến thức, không khuyến khích sáng tạo cá nhân của học sinh và giáo viên; hạn chế thứ hai là hệ thống học ko liên thông nên cố chạy bằng cấp; thứ ba là nặng chỉ đạo hành chính, không khuyến khích tự chủ trong các trường đại học.

Quản lý trong trường phổ thông còn nặng về mệnh lệnh và hành chính, chủ yếu là có chính quyền cấp quận, phường và BGH mà thiếu các thành phần cơ bản tập thể giáo viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng. Chúng ta phải đưa vào đổi mới. Nếu sửa được 2 luật này đảm bảo đúng xu thế đó cộng với 1 số luật về công chức viên chức thì công cuộc đổi  mới sẽ được một nửa.

11h20: Tham gia trả lời chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân – Bộ trưởng Bộ Nội vụ tham gia trả lời vấn đề liên quan đã làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm: Đối với hợp đồng giáo viên, nhiều địa phương và các cơ sở giáo dục công, số lượng hợp đồng rất lớn, biên chế vẫn chưa dùng hết những vẫn sử dụng hợp đồng. Chúng ta phải rà soát lại ngay trong năm 2018. Đề nghị các địa phương, cơ sở giáo dục công lập phải rà soát lại số lượng được biên chế, phải có quy định để gián tiếp quản lý trong các cơ sở giáo dục. Số lượng làm công tác giáo dục phải trên 65%.

Chỗ nào có nhu cầu giáo viên lớn phải sắp xếp lại không để tình trạng học sinh không có người dạy. Đối với tuyển dụng viên chức thừa, giao địa phương bố trí công việc cho những giáo viên này trước, không được sẽ tinh giản biên chế.

Vấn đề giáo dục mầm non: Chính phủ đã có quy định đối với gíao viên mầm non hợp đồng hưởng chế độ như viên chức. Những biên chế còn thừa, ưu tiên tuyển chọn những giáo viên hợp đồng lâu năm, có năng lực.

Quyết định 60 năm 2011, giáo làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được nhà nước hỗ trợ ngân sách để được hưởng lương, tham gia BHXH, BHYT… đây là chính sách khuyến khích giáo dục mầm non.

11h05: Đại biểu Vũ Thị Nguyệt - Hưng Yên: Cử tri lo chất lượng sinh viên ngành sư phạm hiện nay, chất lượng đầu vào thấp? Tại sao trường sư phạm không thu hút được sinh viên giỏi? Ý kiến và giải pháp của Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chúng tôi có giải pháp rà soát để biết được nhu cầu sử dụng giáo viên đến tận môn học để có kế hoạch đào tạo gắn với môn học. Để sao mạng lưới các trường đại học được đồng bộ, thống nhất. Chúng tôi rà soát, phối hợp với các bộ ngành liên quan để làm sao khi thông báo tuyển sinh thì người thi vào trường sư phạm thấy tương lai nghề nghiệp.

10h55:Đại biểu Dương Minh Ánh - Hà Nội: Việc tổ chức thi tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, khi đưa cả nội dung lớp 11 và 12 vào nội dung thi là quá nặng. Việc tổ chức thi tổ hợp ngoài 3 môn thi bắt buộc gây áp lực rất lớn cho người dạy và người học. Có ý kiến cho rằng học để thi chứ không phải học để học. Ý kiến của Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Khi thi tốt nghiệp trung học quốc gia đã được thử nghiệm năm 2017, về cơ bản được xã hội đồng tình, bây giờ chủ yếu là khắc phục những tồn tại. Trước khi tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi vẫn tiếp tục làm gọn nhẹ, thiết thực hơn đề thi, câu hỏi chuẩn hoá, đề thi chuẩn hoá được kiến thức và kiểm tra được kiến thức của người học.

 
10h50: Đại biểu Nguyễn Phước Lộc - TP HCM: Nhóm trẻ tư thục gần KCN chỉ nói được nguyên nhân khách quan từ nhu cầu của nữ công nhân, nhưng chưa nêu được nguyên nhân chủ quan từ quản lý của nhà nước?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Nguyên nhân chủ quan rất quan trọng, từ việc quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non phải đáp ứng được số lượng trẻ mầm non tăng đột ngột. Cùng với việc di cư sinh học, dẫn đến thiếu nhà trẻ và giáo viên mầm non. Các cấp chưa thực sự quan tâm, dành quỹ đất để xây dựng nhà trẻ mẫu giáo. Chúng tôi sẽ tiếp thu và phối hợp với các bộ ngành liên quan để giải quyết vấn đề này.
 
10h45: Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Thái Bình: Bộ GD-ĐT hiện còn 200.000 sinh viên ra trường không có việc làm, trong khi Bộ LĐ-TB-XH báo cáo nước ta còn một nguồn lao động chưa đạt chất lượng cao. Vậy phải chăng 200.000 sinh viên của chúng ta được đào tạo chưa đạt chất lượng cao? Sự liên kết nào giữa Bộ LĐ-TB-XH và Bộ GD-ĐT trong việc giải quyết việc làm?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sinh viên trong các bậc học trình độ ĐH trở lên là chất lượng cao, tuy nhiên chúng tôi cũng ghi nhận có những sinh viên trong 200.000 sinh viên chưa có chất lượng đảm bảo. Sắp tới Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH phối hợp chặt chẽ về khâu dự báo thị trường, hạn chế số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm.
 
10h35: Đại biểu Lê Thị Yến - Phụ Thọ: Số trẻ mầm non đến lớp tăng nhanh, địa phương khó khăn đáp ứng giáo viên, biên chế ít làm tăng áp lực lên giáo viên mầm non sẽ gây quả tải mất an toàn cho trẻ? Ý kiến của Bộ trưởng? Tự chủ đại học bao gồm tự chủ tài chính dẫn đến tăng học phí, gây khó khăn cho trẻ gia đình khó khăn?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Giáo viên mầm non rất vất vả, bình quân một năm tăng 250.000 trẻ, nhưng biến chế không tăng, tôi cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vinh Tân phối hợp với chúng tôi giải quyết vấn đề này.
 
Tự chủ không có nghĩa không có đầu tư của nhà nước. Đối với hộ nghèo, Chính phủ vẫn có những chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí. Các trường có học bổng cho học sinh nghèo có thành tích cao.
 
10h25: Đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Bình Phước: Chất lượng giáo dục trẻ mầm non chưa được chú trọng do điều kiện chưa được đảm bảo. Việc phân công, phân cấp chưa đồng bộ, thống nhất. Sự phân cấp chưa phù hợp với đặc thù kinh tế, xã hội ở các địa phương. Giải pháp của Bộ trưởng?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi rất mong muốn theo phân cấp giáo dục mầm non, phường xã trực tiếp, giám sát. Bồi dưỡng các giáo viên đạt yêu cầu, nhưng trong quá trình phân cấp, mong chính quyền địa phương phối hợp với chúng tôi kiểm tra giám sát, tránh khi bạo hành xảy ra, báo chí vào cuộc thì địa phương mới biết. Chúng tôi cũng đã tham mưu Chính phủ, đề án 115 để đưa giám sát địa phương vào quản lý giáo dục.
 
10h20: Một đại biểu Quốc hội chất vấn: Quy định không được dạy những nội dung ngoài sách giao khoa có ngược với những đổi mới của Bộ Giáo dục, đổi mới nội dung dạy học theo hướng mở?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Quan điểm của Bộ, sách giáo khoa là tài liệu quan trọng nhưng không phải tất cả, sắp tới đổi mới nội dung giáo dục khuyến khích thêm kiến thức mới. Nhưng trong quá trình ôn thi, tránh đưa những nội dung ngoài sách giáo khoa vào để gây khó khăn cho học sinh. Việc quy định chỉ tập trung trong sách giáo khoa là chưa chính xác, chúng tôi đã điều chỉnh lại.
 
10h15: Đại biểu Hoàng Đức Thắng - Quảng Trị: Bộ trưởng cho rằng, bệnh thành tích do đăng ký thi đua, điều này không thoả đáng, mâu thuẫn với luật thi đua khen thưởng. Thầy cô đăng ký thi đua là cần thiết để xem xét, đánh giá chất lượng giảng dạy. Đề nghị Bộ trưởng xem lại để tìm ra căn nguyên của bệnh thành tích chứ không thể đổ lỗi cho thi được.
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi đua là tốt nhưng thi đua không thực chất sẽ dẫn đến bệnh thành tích. Chạy theo thành tích để con vào trường chuyên, lớp chọn, chúng tôi đã thấy và chỉ đạo nghiêm túc để giải quyết vấn đề này.
 
10h05Đại biểu Bùi Thị Hằng – Hòa Bình: Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc kiểm định chất lượng đại học, mở rộng quy mô đào tạo đại học?
 
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tỷ lệ sinh viên đại học chưa cao nhưng vấn đề là chất lượng, đúng là nhiều trường mở rộng quy mô nhưng chất lượng không đảm bảo. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm, thời gian tới chúng tôi sẽ rà soát để đảm bảo các trường muốn mở rộng quy mô đào tạo phải đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện đào tạo.
 
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang): Hiện nay nỗi băn khoăn hiện nay là nơi trông giữ con em được an toàn, nhất là con em từ 6 tháng đến 5 tuổi, trong khi các cơ sở giáo dục mầm non công lập chỉ nhận trẻ 24 tháng tuổi trở lên, việc trông trẻ còn nhiều bất cập?
 
Bộ trưởng cho biết giải pháp hữu hiệu? Hiện còn nhiều giảng viên dạy chay ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đại học. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học cần nhiều giảng viên giỏi cả lý luận, khoa học và thực tiễn. Bộ trưởng có giải pháp, chính sách gì?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chúng tôi rất quan tâm đến đối tượng này, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tới đây, Bộ tham mưu Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho nhóm trẻ nhà trẻ tư thục. Chúng tôi tiếp thu để làm sao thực hiện tốt công tác chăm sóc, đặc biệt đối với trẻ cho những đối tượng khó khăn, tránh những hiện tượng đáng tiếc.
 
Về vấn đề giảng viên, nhìn chung giáo viên được đào tạo ở nước ngoài tâm huyết cao, tuy nhiên điều kiện thực hiện, tham gia kết hợp vào việc nghiên cứu chưa theo kịp, hiện tượng nhiều người tài chưa có môi trường phát huy. Đây là trách nhiệm lớn của ngành. Nếu không đổi mới môi trường, chúng ta khó thu hút, chúng ta có hướng dẫn về chuẩn giảng viên và gắn với thực tiễn. Chúng tôi tiếp thu và cùng với các trường nâng cao chất lượng giảng viên.
 
Điều chỉnh xây dựng Đề án nâng cao chất lượng giảng viên đại học, tỷ lệ đào tạo tiến sỹ tiến tới 25% và theo hướng trách nhiệm các trường ĐH chủ động, nhà nước hỗ trợ chính sách, hỗ trợ học bổng.
 
truc-tiep-chat-van-bo-truong-gd-dt-phung-xuan-nha-nong-ve-tinh-trang-xuong-cap-ve-chuan-muc-dao-duc-loi-song-trong-nganh-giao-ducHôm nay ngày 6/6 kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 sẽ tiếp tục với phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, người đăng đàn trả lời chất vấn hôm nay là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
 
10h00Đại biểu Nguyễn Thị Lan – TP Hà Nội: Ngành giáo dục đã làm gì, có chính sách gì mới để đáp ứng cuộc cách mạng 4.0? Thời gian gần đây chúng ta nói nhiều đến kiểm tra chất lượng đào tạo, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến chạy chứng nhận kiểm tra?
 
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bước đột phá chính là đào tạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin từ bậc học phổ thông. Với giáo dục đại học chúng tôi áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát chất lượng, về việc các trường chạy giấy kiểm định đến nay chưa phát hiện ra nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục giám sát, tiếp tục đào tạo kiểm soát viên để đảm bảo chứng nhận kiểm tra được cấp đúng cho các trường có đủ đảm bảo điều kiện. Mặt khác chúng tôi công khai tên các trường đại học
 
09h55: Đại biểu Phạm Đình Cúc (đoàn Bà Rịa Vũng Tàu): Bộ trưởng cho biết suy nghĩ của Bộ trưởng và giải pháp về việc chỉ có 3 điểm đã vào học trường sư phạm?
 
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi rất đồng tình với đại biểu giáo viên là mấy cái, giáo viên tốt chất lượng giáo dục mới tăng. Sắp tới chúng tôi tuyển sinh học sinh thành tích học tốt vào các trường sư phạm, nâng cao chất lượng đầu ra giáo viên.
 
09h50: Đại biểu Đàm thị Mỹ Hương (Ninh Thuận): Học nghề sau THCS, theo mục tiêu giáo dục của THCS mới là giáo dục cơ bản thì các em có đủ năng lực để đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không? Thị trường lao động đa số đều yêu cầu tốt nghiệp THPT, vậy rất mong bộ trưởng làm rõ hơn phân luồng học sinh để tạo động lực cho học sinh và gia đình.
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Các em học sinh THCS rất thông minh, ngoài kiến thức thầy cô đem lại, các em có rất nhiều kênh kiến thức. Thầy cô cũng phải đổi mới để phù hợp với học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đưa vào lồng ghép, tạo đam mê, tạo ra hoài bão để các em học sinh có động lực. Các cháu vào học nghề xong chuyển sang cao đẳng, đại học rất thuận lợi, đây là giải pháp để phân luồng người học.
 
09h20Đại biểu Phạm Đình Cúc (đoàn Bà Rịa Vũng Tàu): Bộ trưởng đã triển khai đột phá như thế nào như lời hứa ở Kỳ họp thứ 2 để giải quyết vấn đề sinh viên ra trường không có việc làm? Bộ trưởng cho biết suy nghĩ của Bộ trưởng và giải pháp về việc chỉ có 3 điểm đã vào học trường sư phạm?
 
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đúng là kỳ họp trước tôi các trả lời chất vấn, chúng tôi đang quy hoạch phân loại trường, đang phân loại trường yếu kém và báo cáo Chính phủ với trường yếu kém không đủ đào tạo không tuyển sinh thì giải thể sáp nhập, chúng tôi đột phá bằng chủ động thí điểm trong tự chủ đại học, chúng tôi đang có bước đi mạnh dạn đúng bước. Về giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên ra trường có rất nhiều từ chương trình học, cơ sở vật chất, quản trị, chất lượng giáo viên những vấn về đề này chúng tôi sẽ khắc phục trong Luật Giáo dục sửa đổi.
 
09h15: Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn – Long An: Chất vấn tình trạng giáo viên bạo hành học sinh như uống nước rẻ lau bảng?
 
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bên cạnh những thầy cô ngày đêm đam mê yêu nghề mến trẻ nhưng cũng xuất hiện một số thầy cô bạo hành học sinh gây tác động rất lớn.
 
Nguyên nhân có nhiều nhưng với trách nhiệm của ngành chúng tôi thấy đây là thiếu xót lớn, tôi xin nhận trách nhiệm của ngành trong tuyển chọn đào tạo, con số báo chí đưa lên chưa phải hết, trong thực tế còn nhiều. Đây là cảnh tỉnh rất lớn trong ngành, để cô giáo 1 kỳ không nói gì vẫn đứng lớp trách nhiệm ở đây thuộc ban giám hiệu, hội đồng sư phạm. Sắp tới trong giáo dục chúng tôi sẽ tập chung các môn học đạo đức, giáo dục công dân, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.
 
09h10: Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương tranh luận, chuẩn giáo dục không phải chỉ nông thôn mới, mà ngay ở thành phố thị xã cũng nợ chuẩn. Trường chuẩn quốc gia gì không có gì để chuẩn, sân trường khi tập chung chỉ cho mỗi lớp 5 học sinh xuống, trường THCS sử dụng bàn ghế tiểu học, khi phụ huynh đóng tiền mau bàn ghế, bàn ghế hỏng thì trường gọi phụ huynh đến sửa.
 
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chuẩn nông thôn mới chỉ là một phần ngay tại Hà Nội cũng nhiều trường chưa chuẩn, có địa phương cho nợ, chúng tôi đã có văn bản yêu cầu các địa phương không cho nợ chuẩn, không chạy theo thành tích
 
08h55Đại biểu Nguyễn Bá Sơn- Đà Nẵng tranh luận: Trả lời đại biểu Bộ trưởng nói đến các trường đại học có chất lượng cao ngành nghề đào tạo tốt nhưng các trường không tuyển sinh được, không đủ điều kiện đào tạo bộ trưởng có giải pháp thế nào?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chúng tôi vừa thực hiện kiểm tra rà soát nhiều trường đại học yếu kém không tuyển sinh được chúng tôi đã thực hiện giám sát, nếu tiếp tục không đảm bảo chúng tôi sẽ thực hiện sáp nhập, giải thể để tránh việc đào tạo ra những sản phẩm kém chất lượng.
 
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương – Ninh Thuận chất vấn hai vấn đề: Thứ nhất “Chuẩn giả” trong giáo dục, trường chuẩn, giáo viên chuẩn nhưng thực tế chưa chuẩn vì còn nợ điều kiện Bộ trưởng có biết vấn đề này, giải pháp của bộ? Hiện nhiều nơi học sinh học lệch chỉ học các môn thi tốt nghiệp, nhưng để đủ điều kiện tốt nghiệp cha mẹ học sinh đến gặp giáo viên để “nộp tiền”, bộ trưởng có biết vấn đề này không, giải pháp của bộ trưởng về vấn đề này?
 
Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ý kiến đại biểu là có thật, khi thực hiện chương trình nông thôn mới trong đó có chỉ tiêu cơ sở hạ tầng giáo dục nên một số địa phương cho nợ chuẩn. Sắp tới chúng tôi sẽ đề nghị các địa phương chấm dứt việc cho nợ chuẩn, quan điểm của bộ cương quyết không cho nợ chuẩn. Tình trạng học sinh học lệch là có thật chỉ học môn thi đỗ đạt và xem nhẹ môn khác chúng tôi cấm vấn đề này vì giáo dục phổ thông phải giáo dục toàn diện. Chúng tôi kiên quyết phản đối tăng cường giám sát để các cháu học toàn diện chứ không phải học để thi.
 
8h50Đại biểu Đặng Thuần Phong – Bến Tre tranh luận giáo dục mần non được đánh giá cao, ai đánh giá cao tôi không biết nhưng thực tế hiện nay giáo dục mầm non chưa đồng bộ, tỷ lệ chi cho giáo dục mầm non thấp, hệ thống cơ sở vật chất thấp, bất cập bức xúc xã hội về giáo dục mầm non rất lớn.
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phát biểu của Đại biểu Phong rất đúng chúng tôi xin tiếp thu, nguyên nhân những vấn đề đại biểu nêu do chúng ta đang trong quá trình chuyển từ công lập sang tự chủ, sang tư thục, thiếu giáo viên đặc biệt mầm non tại các khu công nghiệp khu chế xuất. Với tư cách người đứng đầu ngành tôi cho rằng chúng ta phải thay đổi.
 
Chúng tôi rất mong hệ thống chính trị như Hội Phụ nữ, Mặt trận và chính quyền địa phương cùng chúng tôi phòng ngừa, xử lý dứt pháp, sai phạm. Mong địa phương hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm về
 
08h45: Đại biểu Bùi Thị Thủy – Thanh Hóa: Chất vấn giá trị của giấy khen mất dần do điểm số cho quá dễ, biểu hiện của bệnh thành tích ngành giáo dục xin bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp về vấn đề này?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bệnh thành tích tồn tại từ lâu nguyên nhân còn có từ văn hóa, từ thói quen gần đây chúng tôi có văn bản yêu cầu các sở giảm bớt cuộc thi, tăng cường hậu kiểm, hạn chế đăng ký thi đua, hạn chế thành tích ảo. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tthi đua phải thiết thực ngành giáo dục phải tiên phong, chúng tôi sẽ giám sát vấn đề này.
 
08h40: Đại biểu Mai Thị Phương Hoa – Nam Định: Chúng tôi băn khoăn chất lượng đào tạo đại học chưa cao, chúng ta có 300 trường nhưng chỉ có 5 trường trong bảng xếp hạng Châu Á, vậy giáo dục của chúng ta đang đứng ở đâu?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:Giáo dục đại học về chất lượng chỉ có một số nhóm trường, nhóm ngành cơ bản đảm bảo chất lượng còn lại chất lượng thấp, chưa đủ đáp ứng. Nguyên nhân do chương trình đào tạo chủ yếu do thầy cô tự xây dựng; Giáo viên cơ sở vật chất tài chính có vấn đề. So với các nước tỉ lệ tiến sĩ trên giảng viên đại học rất cao lên hơn 70% chúng ta chỉ hơn 20%, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chi phí thấp chất lượng giáo dục đại học khó có thể tăng lên. Sắp tới chúng tôi sẽ phân loại giữa các trường. Thực hiện tự chủ của ngành đại học. So với đại học thế giới chúng ta thấp chưa nằm trong bảng xếp hạng tốt của thế giới.
 
08h15Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình): Hiện nay chúng ta gửi con em đi nước ngoài nhiều, trong đó có học bổng và trả tiền, phần nữa là các trường ở các nước đã mở ở VN với học phí cao 400-500 triệu đồng? Bộ trưởng nghĩ gì về vấn đề này?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Các nước đang phát triển cũng đều gửi con em đến các nước phát triển để được giáo dục tốt hơn. Đảng, Nhà nước quan tâm đến giáo dục, dành 20% ngân sách để đầu tư giáo dục, vai trò tham gia đóng góp của xã hội trong đó có các doanh nghiệp là rất lớn. Chúng tôi tham mưu, có những đề án tăng cường thu hút các doanh nghiệp, xã hội hóa trong giáo dục. Hàng năm học sinh ra nước ngoài học cũng rất nhiều.
 
Làm sao để thu hút các học sinh trong nước có thể hưởng nền giáo dục tốt, Chính phủ có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, với yêu cầu chất lượng. Chất lượng cao Nhà nước vẫn có trách nhiệm và vẫn trông đợi vào các nhà đầu tư, phải có chất lượng chuẩn quốc tế. Đây là chủ trương của Đảng, Nhà nước chúng tôi đang thực hiện.
 
Tới đây trong Luật Giáo dục, Giáo dục Đại học, chúng tôi đưa xã hội hóa giáo dục vào và cũng mong nhận được sự quan tâm của các đại biểu.
 
08h10: Đại biểu Đào Tú Hoa: Chất vấn về tiến độ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Trong thiết kế chương trình phổ thông phải quán triệt tinh thần là lồng ghép thông tin về cuộc Cách mạng 4.0 vào kiến thức lý thuyết để các em ngay trên ghế nhà trường đã nắm được thông tin thực tiễn; đồng thời tạo đam mê, động lực cho học sinh với nghề nghiệp tương lai,...
 
Về giáo dục chất lượng cao, Bộ GDĐT đã tham mưu cho Chính phủ có giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội, khu vực tư nhân đầu tư vào giáo dục chất lượng cao; theo đó ngoài thu hút đầu tư về cơ sở vật chất còn nhập các chương trình, giáo trình đào tạo của các nước tiên tiến để sinh viên có thể tiếp cận chương trình học tập chất lượng cao ngay trong nước, không phải đi du học; tới đây sửa đổi Luật Giáo dục đại học để cụ thể hóa chủ trương này...
 
08h05: Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - Thái Bình chất vấn quan điểm và giải pháp của Bộ trưởng về vấn đề phân luồng học sinh phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm?
 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Về vấn đề phân luồng, Bộ trưởng cho rằng đây không phải là vấn đề mới, Trung ương đã chỉ đạo nhiều, nhưng kết quả thực hiện chưa đạt như mong đợi, nguyên nhân thì có nhiều nhưng cốt lõi là do chương trình giáo dục; hiện cơ quan chức năng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định về phân luồng, trong đó trong chương trình phổ thông có quy định về hướng nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng này.
 
Tới đây chúng tôi sẽ tập chung nâng cao chất lượng, chất lượng ở đây là chuẩn theo kiểm đinh quốc tế và thị trường. Giải pháp phối hợp đào tạo với doanh nghiệp, đào tạo gắn với thị trường lao động. Nâng cao chất lượng bằng chất lượng giáo viên, bằng cơ sở vật chất, trước khi đào tạo sẽ phải căn cứ vào nhu cầu thị trường. Chúng tôi sẽ tăng cường hậu kiểm trước, công khai minh bạch trường tuyển sinh đào tạo không tốt. Tránh việc khi tuyển sinh thì nói hay, giới thiệu tốt nhưng đào tạo xong không có việc làm.
 
8h00Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ 4: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông. Công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập. Giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.
 
Phát biểu mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thay mặt ngành giáo dục cảm ơn cử tri cả nước đã "cho tôi được báo cáo trước quốc hội; được nghe chất vấn để làm tốt hơn công việc của ngành giáo dục thời gian tới". Theo Bộ trưởng, thời gian qua ngành giáo dục đã đạt được những thành quả; ngành nhận được sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương... Bản thân ngành còn nhiều hạn chế, thiếu sót, còn nhiều vấn đề tồn tại, có nhiều vấn đề gây bức xúc, nhiều vấn đề chưa đạt kỳ vọng của cử tri. Với ttư cách là những người đứng đầu ngành, chúng tôi xin nhận trách nhiệm về những thiếu sót này; lắng nghe sự đóng góp ý kiến để làm tốt hơn nhiệm vụ của ngành.
 
Đầu giờ sáng đã có 63 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Hôm nay, 6/6 theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, Quốc hội chất vấn thành viên Chính phủ về những vấn đề được cử tri quan tâm.

Theo đó từ 8h sáng nay 6/6, Quốc hội khoá 14 bắt đầu hoạt động chất vấn nhóm vấn đề thứ tư: Chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông; công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập. Tình trạng xuống cấp về chuẩn mực đạo đức, lối sống trong ngành giáo dục.

Người đăng đàn trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ,.Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm, các Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Công an và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác tùy theo chất vấn có liên quan (nếu có).

Trước đó ngày 05/6/2018, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Từ 08h00 đến 10h35: Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai về công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo; tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long...

Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời trực tiếp chất vấn của 29 đại biểu Quốc hội tại hội trường và 17 đại biểu tranh luận.

Trong quá trình chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham gia giải trình, làm rõ thêm những vấn đề liên quan.

Kết thúc phần trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu một số vấn đề đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung giải quyết, khắc phục và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản các câu hỏi của đại biểu Quốc hội chưa được trả lời tại hội trường.

Từ 10h35 đến 11h30 và từ 14h00 đến 17h00: Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ ba về thực trạng thị trường lao động ở nước ta hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng; các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội; công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em...

Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo một số vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách; trả lời trực tiếp chất vấn của 51 đại biểu Quốc hội tại hội trường và 18 đại biểu tranh luận.

Trong quá trình chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình… đã tham gia giải trình, làm rõ thêm những vấn đề liên quan.

Kết thúc phần trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu một số vấn đề đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tập trung giải quyết, khắc phục và đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản các câu hỏi của đại biểu Quốc hội chưa được trả lời tại hội trường.

 

Đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang: Phải do Trung ương quyết định

Đề nghị kỷ luật ông Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh do liên quan việc chuyển nhượng hơn 32 ha đất đã đền bù của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.

 

59,9% vi phạm xâm hại tình dục trẻ em là người thân, cần tăng cường trách nhiệm của Bộ Công an, UBND các cấp

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, 59,9% vi phạm xâm hại tình dục trẻ em là người thân, đây là đối tượng phải quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Về giải pháp phải tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các bộ ngành đặc biệt Bộ Công an, UBND các cấp.

 

ĐBQH lo ngại môi trường ở dự án Alumin Nhân Cơ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói yên tâm

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khi đại biểu chất vấn đề nguy cơ tràn bùn đỏ từ hồ chứa.