Trung Quốc giảm lãi suất, tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ: Ảnh hưởng xuất khẩu của Việt Nam

Thứ tư, 21/08/2019, 06:58 AM

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản, cùng với động thái phá giá đồng Nhân dân tệ, các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được nhận định sẽ khó cạnh tranh.

trung-quoc-giam-lai-suat-tiep-tuc-pha-gia-dong-nhan-dan-te-anh-huong-xuat-khau-cua-viet-nam
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản. 
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản, tìm cách giảm chi phí vay cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang ở mức chậm nhất trong nhiều thập kỷ. Trước đó, cơ quan quản lý tuyên bố rằng họ dự định giảm lãi suất cho vay cho các công ty và hỗ trợ nền kinh tế chậm lại.

POBC đã thiết lập lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong thời hạn 1 năm ở mức 4,25%/năm, so với lãi suất trước đó là 4,31%/năm.

LPR kỳ hạn 5 năm giảm xuống mức 4,85%/năm so với 4,9%/năm trước đây.

Theo cơ chế lãi suất mà POBC đưa ra vào cuối tuần trước, bắt đầu từ ngày 20/8, tất cả các khoản vay ngân hàng mới với có kỳ hạn từ 1-5 năm sẽ được liên kết với LPR.

Trước sức ép gia tăng của cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã có động thái phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) khiến tỉ giá đồng tiền này so với USD đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Đây được coi là biện pháp trả đũa việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Thế nhưng, việc Trung Quốc phá giá NDT sẽ khiến nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

trung-quoc-giam-lai-suat-tiep-tuc-pha-gia-dong-nhan-dan-te-anh-huong-xuat-khau-cua-viet-nam
Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ, các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được nhận định sẽ khó cạnh tranh. Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đồng NDT liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng VND trước đồng USD, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng NDT so với VND là rất lớn. Vì thế, giá trị của VND so với NDT tăng lên.

Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam nói chung, các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc nói riêng sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam.

VASEP cho hay, nước cạnh tranh xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ hiện đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn, trong khi đồng Rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với NDT ít hơn so với đồng VND. Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn.

Một doanh nghiệp trong ngành thủy sản lo lắng tôm, cá Việt sẽ hết đường sang Trung Quốc khi nước này phá giá đồng NDT.

Theo tiến sỹ Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế tác động của sự kiện này đến thương mại hai nước là không đáng quan ngại. Bởi tuy kim ngạch xuất – nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc lớn nhưng đồng tiền thanh toán cơ bản vẫn là USD, chỉ có một số nhỏ hợp đồng kinh tế giao dịch bằng đồng NDT, mà với hợp đồng này về cơ bản hai bên đã chốt giá với nhau trước đó. Tất nhiên, nếu đồng NDT giảm nhiều, trong khi đồng USD tăng thì lại có lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi quy đổi từ đồng USD sang Nhân dân tệ thì doanh nghiệp sẽ được lợi ích cao hơn.

Ông Lực cũng cho rằng, Chúng ta cần hết sức bình tĩnh và phải đánh giá tác động cả về mặt tâm lý của nhà đầu tư, người dân và doanh nghiệp Việt trong bối cảnh có nhiều rủi ro như hiện nay. Từ đó, có những chính sách tốt hơn, truyền thông tốt hơn về vấn đề này.

trung-quoc-giam-lai-suat-tiep-tuc-pha-gia-dong-nhan-dan-te-anh-huong-xuat-khau-cua-viet-nam
Mặt hàng tôm Việt được nhận định sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc khi nước này điều chỉnh tỷ giá đồng NDT

Trước hết cần làm 3 việc: Đầu tiên, phối hợp chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa phải làm chặt chẽ hơn, tốt hơn. Thứ hai phải tăng cường truyền thông để trấn an tâm lý, bởi tâm lý về lạm phát, về tỷ giá của người dân tương đối nặng nề. Cuối cùng, cơ quan quản lý cần phải có thông điệp với thị trường, với người dân và doanh nghiệp vừa để trấn an vừa để đảm bảo tính ổn định của thị trường. Bên cạnh đó, NHNN cần theo dõi, phân tích đánh giá thị trường và tác động của biến động tỷ giá; điều hành tỷ giá bình thường và sớm có thông điệp đến thị trường để trấn an thị trường và sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết.

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu đồng NDT tiếp tục giảm thì Việt Nam có bị ảnh hưởng gì không? Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia Tài chính – Ngân hàng phân tích: Nếu NDT giảm giá quá mạnh, nhiều công ty Việt nhìn thấy biên lợi nhuận cao sẽ chuyển sang mua hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để bán vào nội địa thay vì tập trung đầu tư máy móc, công nghệ để tạo ra tỉ lệ nội địa hóa tăng cao.

“Khi chiến tranh thương mại leo thang và kéo dài, tỉ giá NDT/USD giảm mạnh, tác động lớn đến kinh tế VN. Bởi hàng hóa Trung Quốc sẽ cạnh tranh lớn hơn cũng như tạo nên sức ép tỉ giá đồng VN và USD” - ông Hiếu cảnh báo.

 

Sự thật vụ hỗn chiến vì mâu thuẫn kinh doanh trên sàn tiền Daycoin

Trong lúc nhóm nhân viên kinh doanh sàn tiền Daycoin đang làm việc tại văn phòng thì xuất hiện nhóm đối tượng xăm trổ lên gây hấn rồi đánh người.

 

Tập đoàn Masan: Lợi nhuận sụt giảm, hàng tồn kho tăng

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 của Tập đoàn Masan sụt giảm mạnh 34% so với cùng kỳ, đạt 2.416 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 35%, đạt 2.191 tỷ đồng.

 

Bầu Đức khẳng định Tập đoàn HAGL vẫn là công ty mẹ của HNG

Tập đoàn HAGL khẳng định vẫn là công ty mẹ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - Mã CK: HNG) chức vụ Chủ tịch HĐQT HNG vẫn do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) nắm giữ.