Chủ nhật, 01/04/2018, 13:47 PM
  • Click để copy

Giám đốc TT Y tế Đường sắt: 'Vòng ngực dưới 75cm chỉ tương đương học sinh cấp 1 thôi, không ai tuyển những người đó'

“Bình thường phụ nữ trưởng thành chẳng ai có vòng ngực dưới 75cm, nữ mà không có ngực như nam… vòng ngực dưới 75cm chỉ tương đương học sinh cấp 1 thôi, không ai tuyển những người đó”.

trung-tam-y-te-duong-sat-vn-phu-nu-vong-nguc-duoi-75cm-khong-ai-tuyen
Hàng loạt tiêu chí phi lý được đưa vào dự thảo thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên làm việc trong ngành đường sắt - (Ảnh: CTV).

Ngày 1/4, trao đổi với chúng tôi liên quan đến quy định về vòng ngực nữ nhân viên gác tàu, lái tàu không được dưới 75cm tại Dự thảo của nhân viên đường sắt do Bộ Y tế lấy ý kiến, đang gây tranh cãi, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay: “Trung tâm Y tế Đường sắt đang phối hợp cùng với Bộ Y tế để lấy ý kiến về dự thảo này”.

Theo vị lãnh đạo, từ trước việc quy định về sức khỏe đối với nhân viên đường sắt thì cũng đã có nhưng lần này thì gây chú ý. Tuy nhiên, đây đều là chuyên môn nên phải lựa chọn ra tiêu chuẩn tốt nhất.

Trả lời chúng tôi ông Bùi Văn Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế Đường sắt cho biết: “Đây là vấn đề liên quan đến thể lực liên quan đến tầm quan sát, tầm với để đáp ứng an toàn. Trên thế giới các quy định này còn lớn hơn nhưng về Việt Nam đã giảm xuống do thể trạng người Việt thấp bé hơn. Trong khi đó, các đầu máy tàu hỏa thì được thiết kế giành cho người châu Âu có tầm quan sát và tầm với, quy định chi tiết về chiều cao bao nhiêu… Vì vậy, nếu tuyển người quá thấp bé sẽ không thể quan sát được đường, nhìn không thấy gì thì không đảm bảo an toàn”.

 “Ở Trung Quốc kể cả nhân viên đi trên tàu còn quy định chiều cao nữ trên 1m65 tức là vòng ngực phải trên tám mấy. Ít có phụ nữ nào trường thành mà vòng ngực dưới 75cm. Nữ mà không có ngực giống như nam tức là cao 1m50 thì vòng ngực 75cm. Theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi thì thông thường vòng ngực tỷ lệ bằng nửa chiều cao, phụ nữ có vòng ngực dưới 75cm thì chiều cao chỉ dưới 1m45, rất thấp chỉ tương đương với học sinh cấp 1, không ai tuyển những người đó vào làm”, Giám đốc Trung tâm Y tế Đường sắt nói.

phu-nu-gac-tau-hoa-phai-co-vong-1-tren-75cm-nam-gioi-phai-kham-tinh-hoan
Tiêu chuẩn về vòng ngực không được dưới 75cm đối với nữ làm Trưởng tàu, nhân viên gác ghi...

Về tiêu chuẩn liên quan đến sinh dục nam giới và nữ giới, ông Dũng cho biết: “Điều này liên quan đến loại sức khỏe, trong khi đó lao động trên tàu là lao động lao động nặng nhọc, độc hại quy định là lao động loại 4, phải khỏe mạnh mới làm”.

"Trên tàu việc phục vụ sinh hoạt rất hạn chế, thậm chí có nhiều đầu máy không có nhà vệ sinh vì thế tiết liệu sinh dục được quy định là tiêu chuẩn khám tuyển”, vị này chia sẻ. Đồng thời cho biết, những quy định nói trên đều đã tồn tại từ xưa đến bây giờ, Bộ Y tế chỉ là tập hợp, cụ thể hóa lại sang một văn bản mới.

Từ trước đến nay những người ở trong ngành đều phải khám tiết liệu, sinh dục… Ngoài ra, các vấn đề khác như mắt, mũi, tim mạch. Theo tôi Bộ Y tế họ không tự nghĩ ra điều này mà họ tiếp thu văn bản từ trước và những chuyên gia văn bản của các bệnh viện lớn. Chúng tôi cũng có tham gia nhưng cách nhìn của chúng tôi là chuyên gia thì có cách nhìn khác với bà con. Thực ra có thể có những người có thể lực yếu hơn cũng có thể làm vì sắp tới ngành đường sắt sẽ tự động hóa hết. Nhưng về cơ bản lao động loại 4 thì phải đáp ứng được tiêu chuẩn quy định chứ không phải ai cũng làm được”, ông Bùi Văn Dũng bày tỏ.

Vị lãnh đạo Trung tâm Y tế Đường sắt chia sẻ thêm, với những người mổ đẻ với thiếu tinh hoàn thì được quy định là lao động loại 3 vì một số cơ bị mổ có thể lên cơn đau bất ngờ mà những người làm chuyên môn mới hiểu.

Theo vị này, trong Dự thảo nói trên chỉ có quy định mới so với cũ là có đưa tiêu chuẩn cho lao động nữ vào lái tàu vì từ trước đến nay Việt Nam không có lái tàu nữ. Bên cạnh đó, Dự thảo này gây băn khoăn khi quy định phụ nữ có thai không được làm. “Chúng tôi chỉ băn khoăn điều này vì phụ nữ có thai không được làm thì ai sẽ trả lương cho họ, họ được nghỉ ngơi thế nào…?”.

Nhiều tiêu chí chẳng liên quan

Dưới góc độ chuyên môn, một bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sức khỏe cho biết với những quy định về vòng ngực ở nữ là không phù hợp. "Hiện tại, ở Việt Nam chưa có quy chuẩn về số đo hình thể để đưa ra so sánh xem nữ nhân viên phục vụ có đủ sức khỏe hay không", vị bác sĩ nói.

Với những mục liên quan đến chức năng sinh lý, sinh dục, vị này cho rằng khó để đánh giá tình trạng sức khỏe của lái tàu. "Những vẫn đề như tràn dịch tinh hoàn, viêm cạnh tử cung, u nang buồng trứng chỉ là vấn đề sinh lý, không quyết định họ khỏe hay không", chuyên gia này cho hay.

Theo bác sĩ này, phải xem xét điều kiện tiên quyết của người lái tàu cần gì, dựa trên đó mới xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái tàu. Chẳng hạn, vô lăng của tàu cao bao nhiêu để quy định chiều cao của người lái tàu, thuận lợi cho việc điều khiển tàu; cơ lực như thế nào thì bẻ lái tàu được, còn vòng ngực không quyết định việc có đủ sức lái tàu hay không. Hay không thể quy định người răng vẩu không được lái tàu bởi răng vẩu không liên quan đến nghề nghiệp.

 

Tranh cãi quy định: Nữ nhân viên gác tàu hỏa phải có ‘vòng 1’ trên 75cm, nam giới phải khám tinh hoàn

Theo Dự thảo của Bộ Y tế, nữ giới là trưởng tàu, trực ban chạy tàu, nhân viên gác ghi, điều độ chạy tàu phải có vòng ngực trung bình từ 75cm trở lên, nam giới không mắc bệnh về tinh hoàn.

 

Bộ Y tế giải thích lý do lái tàu phải khám vùng kín

Về dự thảo quy định người mắc bệnh đường sinh dục không được lái tàu gây tranh cãi, thành viên ban soạn thảo đã lên tiếng giải thích