Asanzo bị xử thua kiện sở hữu trí tuệ

Chủ nhật, 07/07/2019, 06:56 AM

Nghi án bán hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt chưa sáng tỏ, thông tin Asanzo bị xử thua kiện sở hữu trí tuệ, phải bồi thường nguyên đơn 100 triệu đồng.

asanzo-bi-xu-thua-kien-so-huu-tri-tue
Nghi án bán hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt chưa sáng tỏ, thông tin Asanzo bị xử thua kiện sở hữu trí tuệ.

Công ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam hiện đang vướng 'lùm xùm' liên quan tới nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Theo bài viết điều tra trên Báo Tuổi Trẻ, Công ty cổ phần điện tử Asanzo đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa... về bóc tem "made in China" và dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường.

Không chỉ vướng vào nghi án bán hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt, Asanzo còn vướng vào kiện tụng với doanh nghiệp cùng ngành liên quan tới sở hữu trí tuệ, trong đó Asanzo là bị đơn.

Theo hồ sơ vụ tranh chấp thương mại, ngày 25/8/2008, nguyên đơn Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 107919 đối với nhãn hiệu Asano.

Ngày 7/3/2014, bị đơn Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221067 đối với nhãn hiệu Asanzo. Tuy nhiên, trên thực tế công ty Asanzo Việt Nam lại sử dụng nhãn hiệu Asanzo có dấu móc ở cuối trên giao diện website công ty và các sản phẩm điện tử do mình cung cấp.

Tại kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH335-15YC/KLGĐ ngày 18/8/2015 của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ xác định: Dấu hiệu Asanzo được gắn trên giao diện website có địa chỉ asanzo.com.vn, sản phẩm tivi, nồi cơm điện, nồi áp suất, bình đun siêu tốc, biển hiệu và trên xe tải có dấu hiệu trùng hoặc tương tự, là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Asano của Công ty Đông Phương.

asanzo-bi-xu-thua-kien-so-huu-tri-tue
Nhãn hiệu Asano của Đông Phương được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận năm 2008 còn nhãn hiệu Asanzo của Asanzo VN được cấp năm 2014.

Nhãn hiệu Asano của Đông Phương được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận năm 2008 còn nhãn hiệu Asanzo của Asanzo Việt Nam được cấp năm 2014.

Tại văn bản số 3374/SHTT-TTKN ngày 6/5/2016, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ xác định: ‘‘Tuy có sự khác biệt ở màu sắc, các chữ cái là phụ âm (thêm chữ z) và chữ A được trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ’’. Từ đó Cục Sở hữu trí tuệ kết luận hành vi của Asanzo Việt Nam là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo đó, tòa cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Đông Phương, buộc Asanzo Việt Nam chấm dứt sử dụng nhãn hiệu Asanzo hình có dấu móc và bồi thường cho nguyên đơn 100 triệu đồng.

Hai bên sau đó đều kháng cáo. Phía Đông Phương yêu cầu bồi thường 500 triệu đồng như đơn khởi kiện. Còn phía Asanzo Việt Nam cho rằng việc Đông Phương gửi đơn thư tố cáo tới nhiều đơn vị, tổ chức gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty nên yêu cầu Đông Phương phải xin lỗi, cải chính công khai 3 số liên tiếp trên các báo.

Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy tòa sơ thẩm giải quyết vụ án phù hợp với quy định pháp luật. Kháng cáo của 2 bên đều không có căn cứ chấp nhận, cần giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Theo đó tòa cấp phúc thẩm tuyên buộc Công ty Asanzo Việt Nam chấm dứt hành vi xâm phạm, cụ thể là chấm dứt sử dụng nhãn hiệu hình Asanzo có dấu móc dán trên giao diện trang web có địa chỉ asanzo.com.vn, biểu hiện và các sản phẩm thuộc nhóm 7,9,11 đang lưu hành trên thị trường. Xóa bỏ nhãn hiệu đã dán trên toàn bộ sản phẩm thuộc nhóm trên đang lưu hành trên toàn lãnh tổ Việt Nam. Có trách nhiệm thanh toán cho Công ty Đông Phương số tiền 100 triệu đồng.

Liên quan đến Công ty CP điện tử Asanzo bán hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt, Trung tướng Lương Tam Quang - chánh văn phòng Bộ Công an - cho biết Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan liên quan thu thập thông tin liên quan đến nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc rồi dán mác ghi xuất xứ Việt Nam.

"Qua tài liệu xác minh, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ xử lý nghiêm. Bất cứ công ty nào khác vi phạm cũng sẽ đều làm rõ, xử nghiêm minh" - Trung tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

 

Cơ quan quản lý Nhà nước nói gì về Ban Phát triển thương hiệu và Chống hàng giả?

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khẳng định không liên quan đến Ban Phát triển thương hiệu và Chống hàng giả vừa thành lập tại TP Hồ Chí Minh mới đây.

 

Nếu được Chính phủ yêu cầu, Kiểm toán nhà nước sẵn sàng kiểm toán tăng giá điện

Kiểm toán Nhà nước cho biết cơ quan này sẵn sàng khảo sát, thu thập thông tin để kiểm toán về tăng giá điện, điều hành giá điện nếu được Chính phủ yêu cầu.

 

Phó Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra tình trạng thiếu điện, cắt điện

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các đơn vị liên quan không để xảy ra sự cố lưới điện làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung ứng điện.