Từ hôm nay 1/7, chính thức bỏ chế độ biên chế suốt đời

Thứ tư, 01/07/2020, 06:01 AM

Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực theo đó, chính thức bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức từ 01/7/2020.

Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực theo đó, chính thức bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức từ 01/7/2020.

Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực theo đó, chính thức bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức từ 01/7/2020.

Để chấn chỉnh tránh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được Quốc hội thông qua chiều ngày 25/11/2019 có nhiều điểm thay đổi mới.

Với 88,2% phiếu tán thành, phương án về việc thực hiện hợp đồng làm việc với viên chức theo hướng “bỏ biên chế suốt đời” chính thức được thông qua.

Theo đó, vẫn giữ nguyên hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Tuy nhiên, hợp đồng không xác định thời hạn hay “chế độ biên chế suốt đời” chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 01/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung quy định này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 26-NQ/TW về công tác cán bộ. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh sẽ tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chế độ biên chế suốt đời với viên chức.

Ngoài ra, từ 1/7 một trong những nội dung nổi bật của Luật này là việc bổ sung hình thức kỷ luật mới. 

Cụ thể, Luật này sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 84 của Luật Cán bộ, công chức. Theo đó việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:

a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung khẳng định sẽ xử lý mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Nếu sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì phải chịu một trong những hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm. Xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm chính là một hình thức xử lý kỷ luật mới được đưa vào Luật.

Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi trên thực tế trong thời gian công tác, cán bộ, công chức chưa bị phát hiện và xử lý. Đến khi nghỉ hưu mới phát hiện nhưng chưa có quy định nên rất khó để xử lý. Như vậy, chính thức hết thời thôi việc, nghỉ hưu được coi là "hạ cánh an toàn" đối với một bộ phận cán bộ, công chức.

Bài liên quan