Từ việc sửa Luật Giao thông đường bộ theo thông lệ quốc tế đến chuyện đường sắt trên cao

Thứ tư, 01/07/2020, 13:51 PM

Đường BRT, dự án đường sắt trên cao là minh chứng cho việc ngành giao thông áp dụng những cái quốc tế thành công áp nhưng chưa hiệu quả tại Việt Nam.

Thay đổi giấy phép lái xe (GPLX) với việc giấy phép lái xe hạng B1 không được lái ô tô gây tranh luận lớn.

Thay đổi giấy phép lái xe (GPLX) với việc giấy phép lái xe hạng B1 không được lái ô tô gây tranh luận lớn.

Những thay đổi đáng chú ý trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đang thu hút quan tâm của dư luận. Mới đây nhất quy định thay đổi giấy phép lái xe (GPLX) với việc giấy phép lái xe hạng B1 không được lái ô tô, hạng A1 không được lái xe SH gây tranh luận lớn.

Cụ thể, theo quy định hiện hành có tất cả 12 hạng Giấy phép lái xe: A1, A2, A3, A4, B1 (B1 số tự động và B1), B2, C, D, E, FB2, FD, FE.

Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chia Giấy phép lái xe thành 17 hạng khác nhau gồm A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.

Hạng A0 cấp cho người lái xe xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có dung tích xy lanh dưới 50 cm3 hoặc có công suất động cơ điện không vượt quá 04 kw.

Đề xuất hạng A1 không được lái xe SH gây tranh luận lớn.

Đề xuất hạng A1 không được lái xe SH gây tranh luận lớn.

Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 04 kw đến 11 kw và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0.

Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kw và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1.

Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1.

Như vậy, theo Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), các mẫu xe phổ thông có dung tích dưới 175 cc đang được điều khiển sử dụng bằng A1 hiện nay sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giấy phép lái xe hạng A sẽ có thể được điều khiển cả những xe phân khối lớn dung tích trên 175 cc như hạng A2 trước đây.

Điều đáng chú ý nhất là bằng lái xe hạng B1 theo dự thảo sẽ không được phép điều khiển ô tô nữa.

Cụ thể, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

Tuy nhiên tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, hạng B1 được cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1.

Trước đó, Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) cũng gây tranh cãi với việc yêu cầu người kinh doanh vận tải phải có chứng chỉ hành nghề. Hay như quy định xe máy phải bật đèn sáng cả ngày lẫn đêm khi tham gia giao thông gây phản ứng dư luận. Những quy định này sau đó được lược bỏ trong Dự thảo.

Đáng chú ý khi giải thích cho việc bổ sung quy định mới vào Dự thảo, cơ quan soạn thảo thường vin vào lý do theo theo thông lệ quốc tế, theo luật quốc tế.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy. Ảnh: Hoàng Lực

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy. Ảnh: Hoàng Lực

Bình luận về vấn đề này, trao đổi với phóng viên TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông, người có hơn 30 năm nghiên cứu về giao thông đô thị Hà Nội cho rằng, thông lệ quốc tế, hay Luật Quốc tế nhưng phải theo điều kiện Việt Nam không thể cái nào cũng đưa quốc tế ra để khẳng định việc làm của mình là đúng.

Minh chứng những việc ngành giao thông lý giải theo quốc tế để áp dụng vào Việt Nam nhưng chưa hiệu quả. TS. Nguyễn Xuân Thủy nói: “Đường BRT (xe buýt nhanh) đưa ra lý giải theo quốc tế nhưng khi bê nguyên vào, vừa tốn tiền vừa không cần thiết, đó là thí dụ điển hình. Hay như việc vì sao các nước làm đường sắt trên cao rất nhẹ nhàng của mình kéo dài, tăng chi phí nhiều như vậy?”.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy, Bộ GTVT trong giải trình với người dân không nên lấy lý do quốc tế có, quốc tế làm để buộc chúng ta phải làm. Hoặc không nên lấy ví dụ nước này nước kia có và coi Việt Nam phải có.

“Theo tôi Bộ GTVT chỉ cần giải thích người dân rằng: Trong điều kiện Việt Nam người dân chưa nhận thức được vấn đề an toàn giao thông, văn hóa giao thông còn thấp... Bộ GTVT phải đưa ra quy định này, thay đổi quy định kia”, TS. Nguyễn Xuân Thủy nêu quan điểm.

Bài liên quan