'Tuýt còi' nhãn hàng quảng cáo trên video YouTube xấu độc

Thứ năm, 20/06/2019, 06:41 AM

Trong danh sách các nhãn hàng quảng cáo trên clip xấu độc trên YouTube, trong danh sách lần này có nhiều trường đại học lớn tại Việt Nam, nhiều đơn vị về y khoa.

tuyt-coi-doanh-nghiep-viet-nam-quang-cao-tren-video-youtube-xau-doc
Trường đại học Thương mại là 1 trong 40 nhãn hàng quảng cáo trong các clip phản động, hoặc quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh các video xấu độc.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa ra thông báo yêu cầu thêm 40 đơn vị phải gỡ quảng cáo trong các clip có nội dung xấu trên mạng xã hội YouTube.

Trong đó có những đơn vị như: Trường đại học Quốc tế Sài gòn, Trường đại học Thương mại, Đại học quốc gia Hà Nội, Kem Merino, Maxhair - Công ty TNHH thực phẩm chức năng Lohha, Nha Khoa Paris - nhakhoaparis.vn...

Cơ quan này cho biết đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quảng cáo, là nguy cơ đáng lo ngại, gây ảnh hưởng đến sự an toàn, uy tín của các thương hiệu, doanh nghiệp.

Hiện tại, với 40 nhãn hàng vi phạm quảng cáo vừa mới phát hiện, Cục đã gửi công văn yêu cầu dừng ngay quảng cáo trong các clip phản động và có văn bản trả lời Cục trước ngày 27/6.

Trước đó, cơ quan quản lý cũng phát hiện 21 thương hiệu, nhãn hiệu lớn được gắn vào quảng cáo trong các clip xấu độc, phản động. Tính đến ngày 19/6, cơ quan này đã nhận được giải trình của 15 công ty, trong đó có: Samsung Vina, FPT shop, Yamaha, Công ty CP Dược phẩm Thái Minh, Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI, Grab, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, Công ty TNHH máy móc Đại Chính Quang, Công ty CP Truyền thông xu hướng số, Shopee, Công ty Clever Ads …

15 công ty này đều khẳng định đã ngay lập tức dừng quảng cáo trên Youtube và yêu cầu Youtube rà soát không để tình trạng hiển thị các quảng cáo trên các clip phản động.

Tình trạng quảng cáo của các doanh nghiệp lớn xuất hiện bên cạnh các clip nội dung bẩn trên YouTube bị phát hiện từ năm 2017. Cục PTHT & TTĐT đã làm việc với doanh nghiệp, đại lý quảng cáo và phía YouTube để chấn chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng nói trên bùng phát trở lại giai đoạn đầu 2019.

Theo Cục PTTH & TTĐT, phía YouTube đã gỡ bỏ khoảng 8.000 clip bẩn khỏi nền tảng của họ trong 1,5 năm qua theo yêu cầu của phía Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 55.000 clip xấu độc khác tồn tại trên nền tảng này chưa được gõ bỏ.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, YouTube và Google có 3 sai phạm lớn tại Việt Nam gồm quản lý nội dung lỏng lẻo, không kiểm soát hoạt động quảng cáo và cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp.

Theo thống kê của Bộ, thị trường quảng cáo online tại Việt Nam trị giá khoảng 400 triệu USD, trong đó hơn 70% (280 triệu USD) đổ vào túi Google, Facebook. Google thu về khoảng 150 triệu USD từ dòng tiền quảng cáo tại Việt Nam nhưng không có đại diện hợp pháp và không nộp thuế.

 

Từ 1/7/2019, lương chủ tịch nước tăng lên gần 19,4 triệu đồng/tháng

Theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, Chủ tịch nước hiện đang giữ hệ số lương 13,0 - cũng là hệ số lương cao nhất trong tất cả chức danh lãnh đạo.

 

Sân Golf Kim Bảng xây dựng không phép của ai?

Chính quyền địa phương ở đâu trong lúc sân golf Kim Bảng (Hà Nam) dù chưa được cấp phép nhưng đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động thử nghiệm.

 

Facebook công bố kế hoạch ra mắt tiền số Libra

Facebook công bố sẽ tung ra loại tiền kỹ thuật số riêng của công ty này có tên “Libra” nhằm hướng tới một phương thức thanh toán toàn cầu giá rẻ và sử dụng được trên các thiết bị thông minh.