U19 Việt Nam "có cửa" quật ngã U19 Nhật Bản

Thứ năm, 27/10/2016, 16:42 PM

U19 Việt Nam "có cửa" quật ngã U19 Nhật Bản đêm nay bởi chính sự khinh địch từ phía đội bạn. Trước trận đấu, U19 Nhật Bản vẫn mải mê suy nghĩ phục thù U19 Hàn Quốc ở trận chung kết.

U19 Việt Nam "có cửa" quật ngã U19 Nhật Bản

Các cầu thủ U19 Nhật Bản đã đi được phân nửa hành trình với mục tiêu đề ra giành vé tham dự giải U20 World Cup diễn ra tại Hàn Quốc vào năm sau. Giờ đây U19 Nhật Bản đang hướng đến trận chung kết để phục thù U19 Hàn Quốc.

Ritsu Doan phải cùng U19 Nhật Bản đoạt chức vô địch giải U19 châu Á và đối thủ cản bước mang tên U19 Việt Nam. Nhưng trước khi nói đến cuộc đối đầu diễn ra tối nay, hãy cùng Ritsu Doan hồi tưởng ký ức cách đây 2 năm.Đó là lúc Nhật Bản gục ngã trước Hàn Quốc ở giải U16 châu Á được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan). Trên sân Rajamangala, U16 Hàn Quốc dưới nguồn cảm hứng Lee Seung Woo, biệt danh "Messi Hàn Quốc", nhấn chìm Nhật Bản của Ritsu Doan với tỷ số 2-0.Dù đeo băng thủ quân, Ritsu Doan - khi đó phải đảm nhận vị trí hậu vệ cánh - bất lực trong việc ngăn "Messi Hàn Quốc" lập cú đúp.

Thất bại đó nuôi dưỡng quyết tâm rửa hận. Tiền vệ từng được Chelsea quan tâm trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Bunshun.jp thừa nhận bị ám ảnh bởi Lee Seung Woo. Anh mong muốn phục thù. "Tôi luôn nghĩ về Lee Seung Woo trong đầu. Đội tuyển của tôi phải đánh bại anh ta và bản thân luôn có niềm tin vào điều đó", Ritsu Doan chia sẻ.

U19 Viet Nam vs u19 Nhat Ban

U19 Việt Nam "có cửa" quật ngã U19 Nhật Bản khi họ đang khinh địch

Khát khao so tài cùng "Messi Hàn Quốc" trở thành động lực thúc đẩy Ritsu Doan. Anh thi đấu ngày càng trưởng thành. Trong thành phần U19 Nhật Bản, cầu thủ với "kèo trái" lắt léo trở thành trụ cột đội bóng.Ritsu Doan mơ được như "Messi Hàn Quốc", tức trở thành nhân tố dẫn dắt đội nhà tới chiến thắng. Tuy nhiên, anh không muốn biến bản thân thành cầu thủ ích kỷ.

"Tôi muốn giữ vai trò như Lee Seung Woo, tuy nhiên vẫn phải cải thiện lối chơi tập thể nhiều hơn", Ritsu Doan nói.

Là cầu thủ đa năng, song Ritsu Doan trong màu áo U19 Nhật Bản đã được xếp cố định ở vị trí tiền vệ phải. Để một cầu thủ "kèo trái" đá nghịch với chân thuận nằm trong toan tính của HLV Uchiyama Atsushi. Ông muốn tiền vệ sinh năm 1998 phát huy những cú cứa lòng có độ chính xác cao.

Siêu phẩm vào lưới U19 Tajikistan của Ritsu Doan trong trận tứ kết, nơi Nhật Bản thắng đậm đối thủ 4-0, cho thấy rõ điều đó. Theo báo Bunshun.jp, sự nhạy bén và rất biết chọn thời điểm để tung ra những cú sút là điểm mạnh của tiền vệ số 15.Nhưng Ritsu Doan không để tâm đến những gì truyền thông phân tích. Dứt điểm trở thành bản năng với một cầu thủ phục vụ cho mặt trận tấn công như anh. "Khi nhận ra đối phương không ập vào quyết liệt, vậy là tôi nghĩ mình sẽ dứt điểm", tiền vệ của Gamba Osaka chia sẻ.Theo Ritsu Doan, tinh thần các đồng đội giờ đang lên rất cao. Không riêng gì anh, những thành viên của U19 Nhật Bản đều có chung điểm đến phải phục thù kình địch Hàn Quốc. Điều này trở thành động lực thúc đẩy các cầu thủ tiến lên phía trước.

HLV Nguyễn Thành Vinh đánh giá cơ hội thắng của U19 Việt Nam trước trận bán kết gặp U19 Nhật Bản: “Rất nhỏ, nhưng không phải không có cửa”.

“Tại sao tôi nói là có cửa thắng”? Ông Nguyễn Thành Vinh dẫn chứng: đội Futsal Việt Nam còn đánh bại Nhật để đi World Cup thì giấc mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực.

U19 Viet Nam vs u19 Nhat Ban

U19 Việt Nam rất thoải mái trước trận U19 Nhật Bản vì chúng ta đã vượt xa mục tiêu

Khi biết đối thủ của U19 Việt Nam là các cầu thủ trẻ Nhật Bản, ông Vinh đã ngay lập tức tìm xem lại những bàn thắng của đội bóng này. Điều khiến ông thốt lên đầu tiên là: họ mạnh và chơi đa dạng quá, cứ ghi bàn như trận tứ kết vừa rồi thì thật là khó đỡ.

Từng dẫn dắt U23 Việt Nam lứa Văn Quyến, Công Vinh thi đấu với CLB Yokohama năm 2003, HLV Nguyễn Thành Vinh chỉ ra những điểm “di truyền” trong lối chơi của người Nhật.

“Người Nhật đá bóng vừa kỹ thuật vừa thực dụng, họ luôn biết cách thay đổi nhịp độ, thay đổi sơ đồ chiến thuật để phá những bức tường phòng ngự của đối phương. Từ đội tuyển cho đến CLB, từ U23 đến U19, họ đều nhất quán một phong cách chơi như thế”, ông phân tích.

Ông Vinh nhớ lại trận đấu trước thềm SEA Games 2003, khi đó Văn Quyến và Tài Em đã sớm có những cơ hội trước cầu môn Yokohama nhưng tiếc rằng đều không dứt điểm thành bàn. Đó cũng là một ý tưởng mà ông “quân sư” cho U19 Việt Nam hiện tại.

“Ai cũng biết trước kịch bản là U19 Nhật tấn công, còn chúng ta phòng thủ. Nhưng ta có thể gây bất ngờ bằng cách đá thật “sốc” vài phút đầu trận, nếu tạo ra cơ hội và ăn được bàn thì quá tuyệt, bằng không, ta rút về phòng ngự thật chặt theo đúng ý đồ”.

Theo ông Vinh, điểm mạnh nhất của U19 Việt Nam là thể lực và tinh thần. HLV Hoàng Anh Tuấn cố gắng tạo ra được một đội hình phòng ngự có chiều sâu, bọc lót kín kẽ, đeo bám dai dẳng. Chúng ta cần phát huy thật tốt sở trường ấy để hạn chế sức công phá của U19 Nhật.

“Anh Tuấn đã rất thành công khi thắng Bahrain, nhưng nếu áp dụng đúng bài cũ với Nhật thì chưa chắc đã hiệu quả. So với Bahrain, Nhật khác nhiều” – nhà cầm quân lão làng xứ Nghệ nhận xét.

Bahrain đá với Việt Nam rất bế tắc vì họ không dai sức, không khéo léo, không di chuyển linh hoạt. Nhưng Nhật thì một hậu vệ biên cũng có khả năng lấn vào trong chẳng khác gì mũi tấn công. Họ có đủ bài, phối hợp nhỏ hay, chuyền dài cũng tốt, khi cần thì sút xa.

“Theo kèm đủ, không bị lọt người là nhiệm vụ không hề dễ đối với U19 Việt Nam. Với cách lôi kéo, làm xô lệch đội hình phòng thủ như Nhật đang áp dụng, anh Tuấn cần một hàng hậu vệ vừa khoẻ vừa đông. Nếu chơi 5 hậu vệ có thòng, có dập, dù là đội hình cổ điển, tôi cho đấy cũng là một giải pháp không tồi” – ông Vinh nói.

  • Trọng Đại đội trưởng U19 Việt Nam sự nghiệp và hình ảnh