Úc bác đơn nhập cư của một nhân vật có ảnh hưởng người Trung Quốc

Thứ năm, 07/02/2019, 15:55 PM

Wall Street Journal ngày 6/2 đưa tin Úc từ chối cấp quốc tịch cho một nhà tài trợ chính trị lớn người Trung Quốc.

uc-bac-don-nhap-cu-cua-mot-nhan-vat-co-anh-huong-nguoi-trung-quoc
Huang Xiangmo.

Tỷ phú bất động sản Huang Xiangmo cùng gia đình đã sống tại thành phố Sydney (Úc) từ năm 2011. Wall Street Journal cho biết ông Huang được cho là đã bỏ ra gần 1,9 triệu USD cho các đảng chính trị tại Úc những năm gần đây.

Tuy nhiên, tỷ phú này nói những khoản quyên góp của ông không liên quan đến chính phủ Trung Quốc, cũng như ông không có kỳ vọng thu lợi từ chúng.

Ngoài việc từ chối cấp quốc tịch, chính quyền Canberra đã hủy hộ chiếu của ông Huang khi ông đang ở nước ngoài. Đây được cho là một động thái nhằm hạn chế ảnh hưởng từ ngoại quốc đến các vấn đề quốc nội.

Ông Huang đăng ký quốc tịch từ hai năm trước, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra đơn đăng ký “đã đặt câu hỏi về con người và những câu trả lời lảng tránh của ông trong quá trình phỏng vấn”, một quan chức Úc cho biết.

Thủ tướng Úc Scott Morrison nói chính phủ đưa ra quyết định trên là “phù hợp với những lời khuyên [họ] nhận được”, nhưng từ chối giải thích sâu hơn.

Khi được hỏi về trường hợp của ông Huang, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ không biết về vấn đề này.

Họ tuyên bố: “Tuy nhiên, một điểm rõ ràng là: Trung Quốc chưa từng can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác”.

Quyết định trên của Úc góp phần vào trào lưu quốc tế hiện nay, đẩy lùi mọi nỗ lực của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm can thiệp vào nội bộ các quốc gia phương Tây.

Trong nhiều thập kỷ nay, Bắc Kinh đã thông qua những công dân có tầm ảnh hưởng của họ tại nước ngoài, tác động tới chính sách và cách nhìn của chính phủ các nước về Trung Quốc.

Những nỗ lực này ngày càng nhiều từ khi ông Tập lên nắm quyền sáu năm trước. Kể từ đó, các nước như Mỹ, Canada và Úc dần chú ý tới động thái của Bắc Kinh.

Các quan chức tình báo Úc từng cảnh báo rằng chính quyền Tập đang phủ sóng khắp nơi, từ chính trị cho tới truyền thông, cũng như các khuôn viên đại học.

Từ cảnh báo này, Canberra năm ngoái đã thi hành một chiến dịch tài chính và luật phản biện mới, xây dựng theo khuôn mẫu của Đạo luật Đăng ký cơ quan nước ngoài (FARA) của Mỹ.

Trường hợp của ông Huang được xem xét kỹ lưỡng từ năm 2015, khi Cơ quan An ninh tình báo Úc (ASIO) khuyên quan chức của hai đảng chính trị lớn nhất quốc gia này không nên nhận tiền quyên góp của ông.

ASIO còn đặt câu hỏi về vị trí chủ tịch của ông Huang trong một tổ chức vận động hành lang, được cho là có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh.

Dưới cương vị chủ tịch Hội đồng thúc đẩy thống nhất hòa bình Trung Quốc tại Úc (ACPPRC), ông Huang thường xuyên liên lạc với các lãnh đạo chính trị tại xứ sở kangaroo.

Năm 2016, thượng nghị sĩ Sam Dastyari của Công Đảng, đảng đối lập tại Úc, từ chức lãnh đạo Thượng viện, giữa vụ bê bối nhận hối lộ có liên quan tới lợi ích của cường quốc chây Á trên.

Doanh nghiệp của ông Huang, Yuhu Group, cũng nằm trong số các công ty liên quan đến vụ bê bối.

Một năm sau, ông Dastyari phải từ bỏ sự nghiệp chính trị sau một bản ghi âm cho thấy ông thể hiện sự ủng hộ đối với tuyên bố của Bắc Kinh về tranh chấp trên Biển Đông. Điều này được cho là đi ngược lại với quan điểm của Công Đảng.

Ông Huang gần đây đã thu mình lại, trao quyền điều hành doanh nghiệp cho người con trai, Jimmy Huang – một công dân Úc .

Mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc vốn đang căng thẳng vì quyết định mới đây của Canberra. Theo đó, chính phủ Úc không cho phép tập đoàn viễn thông Huawei tham gia vào quá trình xây dựng mạng 5G tại nước này, cũng như thách thức tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực Nam Thái Bình Dương.

Động thái mới đối với ông Huang đang làm dấy lên khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa Úc tại chính quốc gia của họ, theo nhà phân tích ngoại giao Michael Wesley, của Đại học Quốc gia Úc.

“Rất có khả năng là mối quan hệ [giữa hai quốc gia] sẽ trở lại tình trạng băng giá vì điều này”, ông nói thêm.

 

Mỹ chờ bắt cả người sáng lập Huawei?

Kể từ khi giám đốc tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhou, bị bắt ở Canada hồi tháng 12-2018, cả tập đoàn viễn thông Trung Quốc lẫn chính phủ Bắc Kinh đều không có nhiều lựa chọn đáp trả hoặc trả đũa.

 

Mỹ - Huawei: Cuộc chiến có thể thay đổi cả thế giới

Mỹ đã đẩy mạnh cuộc chiến với Trung Quốc về công nghệ bằng cách công bố những cáo buộc đối với công ty viễn thông hàng đầu Huawei.

 

Công chúa Huawei bị dẫn độ, Phó Thủ tướng Trung Quốc thăm Mỹ sẽ làm gì?

Ngày 23/1, Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận sẽ dẫn độ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của tập đoàn Huawei (Trung Quốc) từ Canada về Mỹ trước ngày 30/1.