UNESCO là gì? Vai trò của UNESCO

Thứ hai, 16/03/2020, 15:55 PM

UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc có vai trò thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa.

UNESCO là gì? Vai trò của UNESCO với thế giới là gì?

UNESCO là gì? Vai trò của UNESCO với thế giới là gì?

UNESCO là gì?

UNESCO là viết tắt tên tiếng Anh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc “United Nations Educational Scientific and Cultural Organization”.

Tổ chức này được thành lập năm 1945, có trụ sở ở Paris, Pháp.

UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên. UNESCO có 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.

Vai trò của UNESCO là gì?

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc hoạt động với mục đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo”.

Những dự án nổi bật của UNESCO bao gồm duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...

Lịch sử ra đời UNESCO là gì?

Đầu năm 1942 khi Chiến tranh thế giới Hai đang diễn ra khốc liệt thì chính phủ các nước châu Âu trong khối liên minh chống phát xít đã tổ chức một hội nghị tại Vương quốc Anh, có tên là “Hội nghị Các bộ trưởng giáo dục của các quốc gia đồng minh” (Conference of Allied Ministers of Education, CAME) để bàn bạc và chuẩn bị cho các vấn đề sau chiến tranh.

Khi Thế chiến Hai kết thúc, các quốc gia đang phải vật lộn với tình hình hậu chiến đầy khó khăn. Các nước đồng minh nghĩ đến việc xây dựng một hệ thống giáo dục phục vụ cho thời bình.

Theo lời kêu gọi của CAME, một hội nghị đã được triệu tập trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc để bàn về việc thành lập một tổ chức về văn hoá và giáo dục. Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện 44 quốc gia.

Các đại biểu đã thống ngấy thành lập một tổ chức quốc tế tiêu biểu, xứng đáng với một nền văn hoá vì hoà bình.

Cuối cùng, 37 trong số 44 nước quyết định thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá UNESCO.

20 thành viên ban đầu  của tổ chức này là Ai Cập, Vương Quốc Anh, Ấn Độ, Australia, Brazil, Canada, Đan Mạch, Cộng hoà Dominican, Tiệp Khắc, Pháp, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Lebanon, Mexico, Na Uy, Nam Phi, New Zealand, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.

Chức năng của UNESCO là gì?

UNESCO có ba chức năng hoạt động chính gồm:

1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;

2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:

a) Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;

b) Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;

3. Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do.

Bài liên quan