Chủ nhật, 30/09/2018, 12:43 PM
  • Click để copy

Uy nghi Văn Miếu bên dòng Hương Giang

Nhắc đến Văn Miếu, người ta sẽ nghĩ ngay đến Thủ đô Hà Nội với Văn miếu Quốc Tử Giám lừng danh. Thế nhưng, ở xứ Huế cũng có một Văn Miếu với tuổi đời hàng trăm năm. Đó là Văn Thánh Miếu nằm uy nghi bên dòng sông Hương thơ mộng với bao thăng trầm lịch sử…

uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Theo tìm hiểu, Văn Miếu là cách gọi tắt của ngôi miếu Văn Thánh Miếu, ngôi miếu thờ đức Khổng Tử - người được hậu thế tôn vinh là Vạn Thế sư biểu (người thầy của muôn đời). Ngoài ra, còn thờ 4 người gọi là Tứ Phối gồm: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử cùng Thập Nhị Triết.
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Văn Miếu nằm bên bờ sông Hương thuộc phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ngôi miếu này được xây dựng dưới thời vua Gia Long (năm 1808).
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Miếu có hàng chục công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có bia tiến sĩ. Hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (năm 1919).
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Trước cổng vào Văn Miếu, có cửa Linh Tinh Môn, gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí pháp lam. Tấm biển ở giữa phía trước có 4 chữ Hán lớn “Đạo Tại Lưỡng Gian” (Đạo giữa trời đất); mặt sau có 4 chữ Hán tương đương “Trác Việt Thiên Cổ” (Vượt cao ngàn xưa).
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Cổng chính dẫn vào Văn Miếu.
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Biểu tượng rồng tại bậc lên xuống ngay lối vào Đại thành điện.
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Đường vào Đại thành điện, một kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, toàn bộ được dựng trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m.
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Trước sân miếu, có hai nhà bia. Bên phải có tấm bia khắc bài văn bia “Thánh Tổ Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân” (Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng) dụ về việc Thái Giám không được liệt vào hạng quan lại). Bia bên trái khắc bài văn bia “Hiến Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính” (Hiến Tổ Chương Hoàng đế (vua Thiệu Trị) dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu bị tàn phá nặng nề. Do đó, gần đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn di tích này. Những tấm bia đã được dựng lại ngay ngắn và làm nhà bia che chắn.
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Văn Miếu là di tích lịch sử vô cùng quý giá, đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo. Đó từng là thời kỳ vương triều Nguyễn dùng Nho học làm phương tiện trợ giúp đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn quốc.
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
uy-nghi-van-mieu-ben-dong-huong-giang
Việc lập Văn Miếu và dựng bia Tiến sĩ nhằm nhắc lại sự tôn trọng việc học, đề cao nhân tài của đất nước và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 

Thừa Thiên Huế: Thi công cầu, bất ngờ tìm thấy vật lạ nghi cổ vật Chăm

Khi thi công cầu Tây Thành (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế), đơn vị thi công phát hiện một hiện vật lạ có hình chữ nhật, phía trên có nhiều hình tròn…