Vay online: Bộ Công Thương khuyên người dân cẩn trọng

Thứ năm, 13/12/2018, 06:09 AM

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa phát đi một số thông tin cảnh báo khi vay tiền trực tuyến (vay Online).

vay-online-bo-cong-thuong-khuyen-nguoi-dan-can-trong
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa phát đi một số thông tin cảnh báo khi vay tiền trực tuyến. Ảnh minh họa

Theo đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị người dùng cẩn trọng khi cung cấp thông tin để đăng ký khoản vay.

Do phần lớn các giao dịch được thực hiện online nên phạm vi thu thập và mục đích sử dụng thông tin của các công ty là rất lớn, trong đó, có một số mục đích sử dụng đặc thù, ví dụ như: để kiểm tra thông tin về người đi vay thông qua các mạng xã hội mà người đi vay đăng ký, hoặc để liên hệ thực hiện nhắc/thu nợ khi phát sinh nợ quá hạn (điện thoại của người thân, của đồng nghiệp…);... 

Vì vậy, trước khi cung cấp các thông tin liên quan, người tiêu dùng cần tìm và nghiên cứu chính sách thu thập thông tin của công ty để hiểu rõ phạm vi và mục đích sử dụng, tránh trường hợp cung cấp thông tin thiếu kiểm soát, dễ gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân, gia đình và bạn bè.

Đồng thời, người dùng cần nghiên cứu kỹ các điều khoản cho vay về chủ thể và thủ tục giải ngân; Lãi suất; Điều kiện hủy giải ngân, chính sách gia hạn khoản vay; Ký và lưu giữ hợp đồng; Ký và lưu giữ hợp đồng.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về quy trình phê duyệt và giải ngân để có thể hiểu rõ chủ thể và thủ tục cung cấp khoản vay. Trong một số mô hình cho vay trực tuyến, một số công ty tư vấn hợp tác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Vì vậy, người tiêu dùng sẽ phải thực hiện thêm một số thủ tục, ví dụ, ký hợp đồng cầm đồ với đơn vị liên quan để thực hiện giải ngân. 

Về lãi suất vay, đối với giao dịch cho vay trực tuyến có liên quan đến hoạt động kinh doanh cầm đồ, theo quy định tại khoản 1, Điều 468 của Luật Dân sự 2015, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Tuy nhiên, một số đơn vị sẽ tính thêm các chi phí khác, ví dụ, phí tư vấn, phí quản lý khoản vay…

Vì vậy, người tiêu dùng nên tìm hiểu xem tổng cộng phải trả cụ thể bao nhiêu tiền, trong đó, bao gồm những khoản tiền gì, cách thức tính ra sao, cách thức thanh toán, thanh toán cho ai và thời hạn thanh toán...

Người tiêu dùng cũng nên hỏi rõ về hình thức hợp đồng giao kết và cách thức công ty gửi cho người tiêu dùng hợp đồng để lưu giữ. Chỉ xác nhận đồng ý ký hợp đồng sau khi đã được tìm hiểu và nhìn rõ các nội dung thể hiện trên hợp đồng, tránh trường hợp thông tin bị thay đổi giữa nội dung tư vấn và trên hợp đồng đã ký. 

"Sau khi ký hợp đồng, người tiêu dùng nên yêu cầu công ty gửi bản hợp đồng đã ký để lưu giữ và đối chiếu, sử dụng khi có phát sinh tranh chấp. Trường hợp phát hiện nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn, quảng cáo, người tiêu dùng nên sử dụng các hình thức phản ánh, khiếu nại có lưu vết tới công ty, như gửi email, gửi qua bưu điện có xác nhận chuyển phát", Cục này cho hay.

Đặc biệt, người dùng cần phải cân nhắc khả năng tài chính trước khi vay trực tuyến. Theo ghi nhận, chi phí vay trực tuyến khá cao so với mặt bằng cho vay tại các đơn vị tổ chức tín dụng. 

Vì vậy, mặc dù là vay các khoản có giá trị nhỏ nhưng người tiêu dùng nên có tính toán cụ thể, chắc chắn để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng phát sinh các chi phí cao và không cần thiết.

 

Đào Nhật Tân 'đánh cược' với thời tiết mỗi độ xuân về

Những năm gần đây, thời tiết thay đổi, đào nở sớm gây ảnh hưởng thu nhập của người trồng hoa.

 

11 tháng người Việt chi tiền mua 253.957 ôtô

Tính cả lắp ráp và nhập khẩu, 11 tháng năm 2018, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 253.957 xe, bình quân mỗi ngày 770 xe.

 

Lãi suất tăng, kiều hối ‘chảy’ về nước chủ yếu gửi tiết kiệm ngân hàng

Dù gửi USD tại Việt Nam lãi suất chỉ 0% nhưng nếu chuyển đổi sang tiền đồng lãi suất lên đến gần 9%/năm điều này lý giải vì sao kiều hối về Việt Nam lại được gửi tiết kiệm ngân hàng.