Đại gia Phạm Văn Tam trước nguy cơ mất thương hiệu đồ điện tử Asanzo

Thứ sáu, 17/05/2019, 11:30 AM

Mới đây, TAND TP HCM cho biết Asanzo đã vi phạm nhãn hiệu Asano của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương và phải bồi thường 100 triệu đồng.

xam-pham-quyen-nhan-hieu-asanzo-phai-boi-thuong-100-trieu-dong-cho-asano
Công ty Asanzo vẫn quảng bá rộng rã nhãn hiệu tivi của mình trên các phương tiện đại chúng.

Trước đó, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương, đơn vị sở hữu nhãn hiệu Asano đã khởi kiện Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam ra tòa vì vi phạm nhãn hiệu.

Cụ thể từ năm 2008, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Asano, hình số 107919 cho các nhóm hàng hóa về máy giặt, máy xay sinh tố, máy ép trái cây, ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, tủ lanh, điều hòa, nồi cơm điện…

Tuy nhiên đến năm 2015, Công ty Đông Phương phát hiện trên thị trường có Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam sử dụng nhãn hiệu Asanzo có kiểu dáng, mẫu mã giống với nhãn hiệu Asano mà công ty đã được đăng ký bảo hộ.

Công ty Đông Phương đã lập vi bằng về việc Công ty Asanzo đã bày bán các sản phẩm như tivi led loại 32 inch, 40 inch, 23 inch. Đến ngày 10/8/2015, Công ty Đông Phương đã gửi hồ sơ cho Viện Khoa học sở hữu trí tuệ để giám định.

Ngày 18/8/2015, kết luận giám định khẳng định, dấu hiệu Asanzo là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Asano.

xam-pham-quyen-nhan-hieu-asanzo-phai-boi-thuong-100-trieu-dong-cho-asano
Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương, đơn vị sở hữu nhãn hiệu Asano. 

Công ty Đông Phương sau đó gửi văn bản yêu cầu xử phạt hành vi trên tới các cơ quan chức năng, nhưng không nhận được phản hồi. Trong khi đó, Công ty Asanzo vẫn quảng bá rộng rã nhãn hiệu trên các phương tiện đại chúng.

Do đó, Công ty Đông Phương đã gửi khởi kiện vụ việc ra TAND TP HCM, yêu cầu Công ty Asanzo phải bồi thường thiệt hại số tiền tạm tính là 500 triệu đồng, xin lỗi cải chính công khai và xóa bỏ toàn bộ hàng hóa đang dán nhãn hiệu.

Trong khi đó, Công ty Asanzo cho biết, năm 2014, Công ty đã đăng ký nhãn hiệu Asanzo tại Cục Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực đến năm 2022. Công ty cũng có đơn phản tố cho rằng, việc khởi kiện đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty Asanzo yêu cầu Công ty Đông Phương số tiền bồi thường thiệt hại là 300 triệu đồng.

Bản án sơ thẩm của TAND TP HCM năm 2018 đã tuyên buộc Công ty Asanzo chấm dứt hành vi xâm phạm, xóa bỏ nhãn hiệu Asanzo, hình đã dán trên các sản phẩm và buộc công ty này phải bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho Công ty Đông Phương.

Sau bản án trên, cả hai bên đều kháng cáo. Năm 2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xem xét đơn kháng án. HĐXX phúc thẩm thấy rằng, tại văn bản số 3374 năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) xác định: “Tuy có sự khác biệt về màu sắc các chữ cái là phụ âm (thêm chữ Z) và chữ A được trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả năng gây nhầm lần với nhãn hiệu được bảo hộ".

Do đó, Cục Sở hữu trí tuệ kết luận hành vi của Công ty Asanzo là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.

HĐXX phúc thẩm cho rằng, tòa án sơ thẩm chỉ chấp nhận mức bồi thường là có căn cứ, phù hợp với Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ, bởi Công ty Đông Phương không đưa ra được chứng cứ chứng minh về thiệt hại vật chất, không xác định được bị đơn đã thu được bao nhiêu lợi nhuận từ việc sử dụng nhãn hiệu. Lợi nhuận của Công ty Asanzo là kết quả của nhiều yếu tố cộng hưởng lại. HĐXX cũng không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ngoài việc bồi thường và xóa nhãn hiệu, Công ty Asanzo phải xin lỗi, cải chính công khai trên 3 số liên tiếp trên Báo Thanh Niên.

Ông chủ 8x của Asanzo là ai?

Trước khi xảy ra vụ việc, ông Phạm Văn Tam - chủ nhãn hiệu Asanzo từng được biết tới như một doanh nhân làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Sinh năm 1980 tại Quảng Ninh, sau khi học hết phổ thông, Phạm Văn Tam quyết định không vào đại học. 

Trao đổi với báo chí, Phạm Văn Tam chia sẻ: “Ở quê tôi, mọi người chọn sản xuất, buôn bán để làm giàu, chẳng mấy ai vào đại học và chọn con đường sự nghiệp công danh. Tôi học cách kiếm tiền từ những ngày còn nhỏ. Cũng như những bạn bè đồng trang lứa trong vùng, tôi không mặn mà với việc vào đại học”.

CEO Asanzo: Tu nguoi bung pho, tai hang den ong chu hang TV trieu do hinh anh 1 Phạm Văn Tam lập nghiệp từ sau khi tốt nghiệp THPT.

Quyết định táo bạo này đã đưa cậu thiếu niên vùng Móng Cái trải qua nhiều nghề như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện... trước khi trở thành một doanh nhân và chủ tịch tập đoàn điện tử lớn.

Nếm trải những thăng trầm của buổi đầu khởi nghiệp, Phạm Văn Tam khẳng định thành tựu Asanzo có được không phải điều kỳ diệu hay may mắn, mà xuất phát từ sự thấu hiểu khách hàng. Tất cả được vị CEO đúc kết từ 18 năm lăn lộn buôn bán linh kiện ở chợ Nhật Tảo và vấp ngã đau đớn trên thương thường.

CEO Asanzo: Tu nguoi bung pho, tai hang den ong chu hang TV trieu do hinh anh 2 Theo ông Phạm Văn Tam thì ông quyết tâm tạo ra chiếc tivi mang thương hiệu Việt, tự xây đế chế cho riêng mình.

“Để phát triển một thương hiệu điện tử, nhất là với doanh nghiệp thuần Việt như Asanzo là rất khó. Tiền có thể không có nhưng phải có kinh nghiệm”, ông chủ hãng tivi “made in Vietnam” nhấn mạnh.

Nhờ 18 năm lăn lộn trên thương trường, người dẫn đầu Asanzo hiểu rõ sản phẩm của mình nằm ở phân khúc nào, nên bán cho ai và phục vụ đối tượng nào trong xã hội. “Lĩnh vực khác thì tôi không dám chắc, còn với điện tử thì tôi rất tự tin” anh Tam khẳng định.

xam-pham-quyen-nhan-hieu-asanzo-phai-boi-thuong-100-trieu-dong-cho-asano
Theo số liệu từ Asanzo, năm 2017 công ty đạt doanh thu 4.620 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ tivi chiếm 4.200 tỷ đồng, còn lại là nguồn thu từ Điện lạnh, Điện gia dụng.
Được biết, nhãn hiệu Asanzo chủ yếu ở miền Nam, ông chủ của Asanzo cho biết, miền Nam chiếm khoảng 50% doanh thu của công ty, miền Trung 20%, miền cao nguyên 10% và còn lại là miền Bắc.
 
Trả lời báo chí về tên gọi Asanzo, ông Phạm Văn Tam từng chia sẻ: "Rõ ràng tôi cũng muốn đặt như thế lắm chứ. Nhưng tâm lý người tiêu dùng mình khó lắm. Không người nào muốn xài một sản phẩm điện tử thuần Việt đâu, họ không tin đâu, phải lấy tên có chút yếu tố nước ngoài. Asanzo thì ngẫu nhiên thôi. Nhà tôi trước ở Móng Cái, giáp biên giới Trung Quốc.
 
Tên Tam của tôi tiếng Trung Quốc, đọc là "san" và mọi người thường gọi là "A San" (A Tam). Khi vào TP HCM, đi buôn bán, mỗi khi được món lời chúng tôi vẫn gọi là "zô, zô mánh". Tôi thấy từ này hay quá, làm ăn zô mánh ai mà không ham. Khi lập doanh nghiệp, tôi ngồi suy tính và ghép những từ này lại, là Asanzo, nó có nghĩa như anh Tam làm ăn zô mánh".
 

Phim 'Quỳnh búp bê' bị tác giả ca khúc 'Nhật ký của mẹ' khiếu nại vi phạm bản quyền

Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã gửi đơn báo cáo vi phạm bản quyền khi phát hiện tập 19 "Quỳnh búp bê" sử dụng ca khúc "Nhật ký của mẹ" chưa xin phép.

 

Bỏ tiền mua bản quyền AFF Cup, đài SBS Hàn Quốc nhận trái ngọt không ngờ với rating trận chung kết cao kỷ lục

Quyết định mua bản quyền, bỏ chiếu phim khung giờ vàng để trực tiếp trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Malaysia đã đem đến trái ngọt cho đài truyền hình nổi tiếng Hàn Quốc SBS khi tỉ lệ người xem đạt mức kỷ lục 25,3%.