Sau mua phân trâu, rễ sim... thương lái Trung Quốc tìm mua bọ cánh cứng giá tiền triệu

Thứ sáu, 23/08/2019, 19:19 PM

Hơn tuần nay, nhiều thương lái đến huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi (Kon Tum) tìm mua loài bọ ban miêu cánh vàng để bán cho thương lái Trung Quốc.

vi-sao-thuong-lai-trung-quoc-mua-bo-canh-cung-gia-tien-trieu
Hơn tuần nay, nhiều thương lái đến huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi (Kon Tum) tìm mua loài bọ ban miêu cánh vàng để bán cho thương lái Trung Quốc. Ảnh minh họa

Người dân ở Đăk Sút, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei hầu như không biết tên loài bọ này là gì, nhưng khi nghe thương lái mua giá cao họ liền tìm bắt về bán. Chủ cửa hàng tạp hóa ở xã Đăk Kroong cho biết, hơn một tuần trước có người phụ nữ ở phía Bắc, vào quán tìm mua với giá cao để bán cho thương lái Trung Quốc, làm thuốc.

Không chỉ người lớn, nhiều trẻ nhỏ cũng vào rẫy săn bắt loài bọ cánh cứng này. Trưa 20/8, ba em nhỏ ở thôn Đăk Môn, xã Đăk Kroong rủ nhau vào rẫy lúa ở trong làng tìm bắt loại bọ này. Tuy nhiên đến tối, cháu trai A Ngãi (10 tuổi) bất ngờ kêu nóng, rát ở quanh cổ và miệng nên phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực Ngọc Hồi trong đêm.

Theo bác sĩ Hưng, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân bị bỏng, nhưng dựa trên lời kể của gia đình, có thể phỏng đoán do chất độc loại côn trùng cháu bắt trước đó.

Bà Hoàng Thị Thủy, Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong cho biết, có nghe người dân báo có thương lái đến mua côn trùng với giá cao. Chính quyền địa phương đã khuyến cáo không nên bắt vì trên thân loài này có độc, gây bỏng. Sắp tới sẽ cử lực lượng công an xuống địa bàn kiểm tra, xác minh. Một số địa điểm ở xã Đăk Nông, Đăk Dục, Sa Loong...(huyện Ngọc Hồi) đang tìm mua với giá từ 500.000 đến 700.000 đồng một kg.

Ông Trần Ngọc Luận, Trưởng Phòng kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum khẳng định, con đang được thương lái thu mua là bọ cánh cứng, loài ban miêu khoang vàng nhỏ, dài hơn 1 cm, thân màu đen với các điểm hay dải ngang màu vàng. Loài này thường gây hại trên lúa, khoai lang, bầu, bí.. từ tháng 5 đến tháng 11, phân bố khắp các tỉnh Việt Nam.

Câu chuyện dân buôn Trung Quốc nay mua thứ này, mai mua thứ khác luôn là một chủ đề nóng từ làng quê ra thành thị.

Nhiều năm trước, tình trạng thu gom, mua bán phân trâu khô của thương lái Trung Quốc tại biên giới giữa ba nước Việt-Trung-Lào ở Apachair, Mường Né, Điện Biên diễn ra rất nhộn nhịp thu hút sự quan tâm dư luận.

Phân trâu mà bà con thu gom ở các đồi núi, khu chăn thả gia súc trong vùng được bán với giá 60.000 đồng/ bao 15kg. Tính ra mỗi kg phân trâu khô có giá chỉ có 4000 đồng, con số này không lớn nhưng đã thu hút được rất nhiều người dân ở các bản giáp biên giới Apachai tham gia.

sau-mua-phan-trau-re-sim-thuong-lai-trung-quoc-tim-mua-bo-canh-cung-gia-tien-trieu
Tình trạng thu gom đỉa diễn ra rất nhiều ở các tỉnh trên cả nước. Ảnh minh họa

Cuối năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh cũng ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Tình trạng thu gom đỉa diễn ra rất nhiều ở các tỉnh trên cả nước.

Việc các đầu nậu thu gom một thời gian rồi chuyển sang địa điểm khiến môi trường và hệ sinh thái ở đó bị ảnh hưởng nặng nề vì đỉa xâm nhập.

Năm 2012, tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên có hiện tượng người dân thu hái quả chè để lấy hạt bán cho thương lái Trung Quốc.

Hạt của tất cả các giống chè chỉ cần đạt tiêu chuẩn còn tươi là sẽ được thu mua hết với giá khoảng 6.000 đồng/kg. Điều lạ là thương lái mua hạt chè không phân biệt, đề cập đến chất lượng giống hay kích cỡ hạt, chỉ cần còn tươi là được;

Các đầu nậu cho biết, thương lái đến tận địa phương đặt tiền, hễ thu gom được khoảng 2 tấn sẽ cho xe đến tận nơi nhận hàng. Ngoài ra họ cũng không biết hạt chè được thu mua để sử dụng vào mục đích gì.

Tại Lạng Sơn, đầu tháng 9/2012, hàng loạt người dân huyện Lộc Bình bất ngờ đổ xô lên rừng đào rễ cây sim về bán “giá cao” cho thương lái Trung Quốc. Thời điểm đó, thương lái Trung Quốc đang mua rễ sim với mức giá “khá hời” là 2.500đ/kg.

Với mức giá đó cộng với “năng suất” đạt gần 100kg/ngày, nhiều người dân có thể bỏ túi gần 250.000đ/ngày mà không tốn quá nhiều sức.

Việc thu mua rễ sim cũng chưa xác định rõ mục đích nhưng hậu quả mà nó mang lại là khá lớn. Việc phá hủy các rừng sim trên diện rộng dẫn đến tình trạng xói mòn đất, giảm khả năng ngăn nước từ thượng nguồn đổ về, làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét. Ngoài ra, còn ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh, trật tự.

 

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có chỉ đạo yêu cầu các Bộ, Ngành liên quan kiểm tra phản ánh tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn.

 

Ăn tôm hùm đất nguy hại khôn lường sức khỏe

Ăn tôm hùm đất chưa được nấu chín có thể bị một loại giun nguy hiểm tấn công vào phổi, loài giun này thường sống ký sinh trong đầu tôm đất.

 

Tôm hùm đất qua sơ chế có bị hạn chế nhập khẩu?

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên môi trường làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc kiểm soát mặt hàng tôm hùm đất, bao gồm tôm sống, tôm đông lạnh, tôm qua sơ chế.