Vì sao xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc ùn ứ, tắc ở cửa khẩu?

Chủ nhật, 15/09/2019, 06:55 AM

Xuất khẩu nông thuỷ sản sang Trung Quốc đạt hơn 3,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay, giảm 9,2% so với cùng kỳ, tình trạng hàng nông sản Việt sang Trung Quốc sụt giảm, ùn ứ và "tắc" ở cửa khẩu xuất hiện nhiều.

vi-sao-xuat-khau-nong-san-viet-nam-sang-trung-quoc-kho-khan
Xe container thanh long xuất khẩu Trug Quốc ùn ứ tại cửa khẩu Lào Cai

Trong các tháng đầu năm 2019, hoạt động xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại, giá của nhiều mặt hàng giảm sau khi đã đạt mức cao trong các năm 2017 - 2018.

Xuất khẩu nông thuỷ sản sang Trung Quốc đạt hơn 3,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay, giảm 9,2% so với cùng kỳ. Trong số này gạo giảm sâu nhất, 67,5%, đạt hơn 159,4 triệu USD; rau quả đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD, giảm hơn 8%; sắn giảm gần 10% so với cùng kỳ khi chỉ đạt trên 466 triệu USD..

Một trong những nguyên nhân là hàng nông sản Việt sang Trung Quốc sụt giảm, ùn ứ và "tắc" ở cửa khẩu do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Ngoài ra, nước này cũng thay đổi chính sách thương mại và đưa ra loạt hàng rào kỹ thuật về kiểm soát chất lượng, kiểm dịch an toàn thực phẩm... với nông sản nhập khẩu. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt vẫn duy trì tập quán làm ăn nhỏ lẻ, chưa bài bản, chính quy.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu sang Trung Quốc đã sụt giảm từ năm 2018. Cụ thể, năm 2018, xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Trung Quốc đạt 8,65 tỷ USD, giảm  4,26%.

Năm 2018, chỉ có 3 mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm rau quả, cao su và gỗ; giảm 2 mặt hàng so với năm 2017 là thủy sản và gạo.

Các mặt hàng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2018 gồm: rau quả giảm 8,1%, sắn và sản phẩm sắn giảm 9,6%, gạo giảm 67,5%, cà phê giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7 năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,64 tỷ USD giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2018.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua là do nước này siết chặt quy định về hàng hóa nhập khẩu đường tiểu ngạch, nâng cao tiêu chuẩn về kiểm định, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, những yếu tố khách quan như thương chiến Mỹ - Trung cũng là một phần nguyên nhân.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn nguyên nhân khách quan như chiến tranh thương mại Mỹ Trung, tác động thương mại khu vực đến cả những câu chuyện các quốc gia nhập khẩu. Cụ thể, Trung Quốc đã siết chặt hàng rào kỹ thuật liên quan đến kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, có cả những vấn đề do nguyên nhân chủ quan của chúng ta làm chưa tốt. Ví dụ, công tác mở cửa thị trường mặc dù đã làm nhưng chưa đẩy nhanh được tốc độ nên các sản phẩm nông thủy sản xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn trong đó có Trung Quốc còn chậm.

Ngoài ra, việc tổ chức lại để đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong các thị trường còn chậm. Trong đó, xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn trước kia có 1 phần rất lớn là xuất khẩu theo phương thức tiểu ngạch.

Hiện nay, chúng ta phải đối mặt với việc Trung Quốc siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch, do đó, ngành nông sản còn lúng túng, rất nhiều địa phương, hiệp hội ngành hàng… chưa đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc dẫn đến việc xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm.

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung khiến tồn dư một lượng hàng hóa rất lớn, khiến nhu cầu tại thị trường Trung Quốc giảm. Trong khi đó, Trung Quốc cũng có những ngành hàng mang tính tương đồng, do vậy, sản phẩm của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh rất lớn tại thị trường này ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang gia tăng quan hệ về phát triển thị trường cũng như thương mại với Trung Quốc, tranh thủ điều kiện thuận lợi để phát triển. Do đó, đối với hàng hóa của Việt Nam cho dù là ngành hàng mà chúng ta có thị trường lớn, hay những sản phẩm mà chúng ta đang mới tiếp cận thì cũng vấp phải sự cạnh tranh rất lớn.

Đơn cử, đối với sản phẩm thủy sản chế biến hay rau quả, trái cây hoặc các mặt hàng mới rất có tiềm năng của chúng ta như sữa, vừa qua được Trung Quốc cấp phép cho xuất khẩu nhưng chúng ta cũng đang phải đối diện với cạnh tranh rất lớn.

Mặc dù xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới nhưng đây vẫn là thị trường cực kỳ tiềm năng cho nông sản Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc không chỉ với 1,4 tỷ dân mà GDP đầu người hiện nay là 11.000 USD, đây là dung lượng thị trường cực lớn về nông sản.

Đặc biệt, dự báo đến năm 2030, số triệu phú của Trung Quốc chiếm đa số trên thế giới. Khi đó, nhu cầu về các sản phẩm cao cấp cũng sẽ được tăng lên. Bộ trưởng Cường nhận định đây là một cơ hội để Việt Nam tận dụng.

 

Bách Hóa Xanh vừa khai trương đã phát hiện sai phạm, ông Chủ là ai?

Bách hóa Xanh vừa bị cơ quan chức năng Đồng Nai phát hiện sai phạm là chuỗi siêu thị của Thế Giới Di Động do ông Nguyễn Đức Tài là Chủ tịch HĐQT.

 

Hà Nội: VietBeauty quảng cáo gian dối?

Không được cấp phép đào tạo dạy nghề nhưng Học viện đào tạo thẩm mỹ Quốc Tế VietBeauty vẫn “lòe” khách đào tạo “ảo” kiếm lời bất chính.

 

631 thôn ở Thừa Thiên Huế có dịch tả lợn châu Phi

Tính đến ngày 12/9, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại 631 thôn, tăng 50 thôn so với tháng trước.