Viêm phổi Vũ Hán: Xây bệnh viện dã chiến thứ 2, Anh truy tìm 2.000 người từ Trung Quốc trở về

Thứ bảy, 25/01/2020, 21:00 PM

Vũ Hán xây bệnh viện dã chiến thứ hai, Anh truy tìm 2.000 người đến từ ổ dịch, Mỹ đang tích cực nghiên cứu tìm vắc xin chống dịch viêm phổi...

Quân đội Trung Quốc điều 450 quân y đến Vũ Hán

Nhiều người trong nhóm quân y được điều động có kinh nghiệm trong việc đối phó với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như SARS và Ebola - Ảnh: Sina Theo AFP ngày 25/1 đưa tin, giới chức Trung Quốc vừa ra lệnh điều động 450 lính quân y, tham gia chiến dịch kiểm soát dịch viêm phổi tại Vũ Hán, vào rạng sáng cùng ngày (theo giờ địa phương).

Được biết, trong số những người lính quân y này, nhiều trường hợp có kinh nghiệm trong việc đối phó với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như SARS và Ebola. Toàn bộ số sĩ quan quân y đã di chuyển tới Vũ Hán bằng máy bay vận tải IL-76, và sẽ nhanh chóng triển khai đến các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải. 

Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc, trong nỗ lực kiềm hãm dịch viêm phổi nguy hiểm. Tính tới thời điểm hiện tại con số tử vong vì virus Vũ Hán đã lên tới 41 người, trong đó, có 1.287 bệnh nhân nhiễm bệnh. 

Theo các chuyên gia nhận định, tốc độ lây lan của loại virus Vũ Hán dần đã trở nên rất khó, nếu không muốn nói là không thể kiểm soát. Những thành phố "điền tên" trong "dach sách mới", có trường hợp nhiễm bệnh là Bắc Kinh và Thượng Hải.Anh truy tìm 2.000 người đến từ Vũ Hán

Kiểm tra thân nhiệt tại sân bay quốc tế Vũ Hán Vũ Hà. Ảnh: AP.Nhà chức trách Anh đang cố gắng tìm kiếm khoảng 2.000 người mới đây bay từ Vũ Hán, tâm điểm dịch viêm phổi cấp do virus Corona, tới nước này.

Cơ quan y tế đã phối hợp với lực lượng kiểm soát biên giới và các hãng hàng không nhằm "tìm kiếm nhiều người nhất có thể". Họ là những người từ Trung Quốc đến Anh trong vòng nửa tháng qua.

Giáo sư Chris Whitty, giám đốc chuyên môn y tế Anh, cho biết có 14 người đã được kiểm tra và xác nhận không nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán song vẫn còn nhiều người nữa đang chờ xét nghiệm. Ông cho rằng "có khả năng" các trường hợp mắc bệnh sẽ xuất hiện ở Anh.

Một trung tâm y tế công cộng vừa được thiết lập tại sân bay Heathrow để hỗ trợ hành khách đến Anh nhưng nhà chức trách chưa có kế hoạch tiến hành công tác sàng lọc tại chỗ.

Pháp xác nhận đã có ba trường hợp nhiễm bệnh, tất cả đều vừa từ Trung Quốc trở về. Mỹ hiện có hai trường hợp và Australia có một.

Vũ Hán xây bệnh viện dã chiến thứ hai

Thành phố Vũ Hán gấp rút xây bệnh viện dã chiến thứ hai nhằm đối phó với dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra.

Bệnh viện thứ hai được thết kế có 1.300 giường và dự kiến hoàn thành trong vòng nửa tháng. Trong khi đó, bệnh viện dã chiến đầu tiên đang được xây dựng gần một khu phức hợp nghỉ mát ở ngoại ô Vũ Hán, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào ngày 3/2.

Hồi năm 2003, Bắc Kinh từng thực hiện dự án tương tự khi đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) bùng phát. Bệnh viện Xiaotangshan ở vùng ngoại ô phía bắc thủ đô được xây chỉ trong một tuần. Trong vòng hai tháng, cơ sở này giúp điều trị 1/7 số bệnh nhân SARS trên toàn quốc.

Mỹ hy vọng tìm ra vắc xin viêm phổi Vũ Hán sau 3 tháng

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân vào bệnh viện Kim Ngân Đàm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 18/1. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân vào bệnh viện Kim Ngân Đàm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 18/1. Ảnh: AFP.

Vắc xin chống virus nCoV gây ra bệnh viêm phổi lạ ở Vũ Hán có thể được nghiên cứu và thử nghiệm trên cơ thể người trong khoảng ba tháng tới.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ gặp nhau trong tuần này để thảo luận và làm việc. Bằng cách xác định trình tự gene và mã di truyền, các nhà khoa học có thể bắt đầu quá trình điều chế mà không cần mẫu virus.

Ba tháng là khoảng thời gian nhanh nhất một loại vắc xin từng được thử nghiệm trên người. Trước đó, vào đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp (SARS) vào năm 2003, các nhà khoa học Mỹ đã phải mất tới 20 tháng để đi từ việc phân tích trình tự gene đến giai đoạn thử nghiện lâm sàng và kiểm soát dịch bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều nhóm nghiên cứu độc lập trên toàn thế giới cũng lên kế hoạch thử nghiệm vắc xin và thực hiện các biện pháp đối phó khác nhằm ngăn chặn loại virus mới nCoV. Bằng việc nghiên cứu từ nhiều góc độ, các cơ quan phản ứng dịch bệnh và sức khỏe toàn cầu hy vọng, ít nhất một hình thức điều trị có thể đi vào thực tiễn trong vài tháng tới.

Hiện Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Công nghệ sinh học Moderna của Mỹ để điều chế loại vắc xin dựa trên axit ribonucleic (ARN), một phân tử polyme có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa và biểu hiện gene.

Trong khi đó, được sự hỗ trợ của Ủy ban Y tế Khẩn cấp Toàn cầu và Liên minh Sáng tạo và Chuẩn bị Dịch tễ học, các nhà khoa học tại Đại học Queensland, Australia, đang nghiên cứu loại vắc xin tiếp cận cơ thể dưới dạng phân tử. Đây là quy trình cơ bản để cơ thể người chống lại loại virus lây lan từ động vật.

Trước đó, các nhà khoa học đã thành công trong việc chế ngự một số loại bệnh tật nguy hiểm như MERS và SARS. Novavax, công ty sở hữu vắc xin phòng chống bệnh MERS cũng đang trong quá trình nghiên cứu tương tự.

Yêu cầu nghiên cứu và bào chế vắc xin trở nên cấp thiết khi số người tử vong do viêm phổi Vũ Hán đến hôm nay lên 41 người, hơn 1.000 người nhiễm bệnh. Viêm phổi do nCoV đã lây lan từ Trung Quốc ra nhiều nước trong khu vực và sang tới Mỹ, Ấn Độ.