Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp mạnh để chống dịch

Thứ tư, 05/02/2020, 19:00 PM

Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin như trên tại cuộc họp báo chiều 5/2.

Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020.

Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020.

Theo ông, một số tổ chức quốc tế khuyến cáo, Việt Nam là nước có nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch viêm phổi từ Vũ Hán (Trung Quốc), do có hơn 1.400 km đường biên giới, nhiều lối mở, đường mòn, cửa khẩu quốc tế... với Trung Quốc.

Trước tình hình đó, Chính phủ đặt mục tiêu đảm bảo an toàn sức khoẻ, cuộc sống bình yên của người dân lên trên hết, chấp nhận giảm một phần tăng trưởng kinh tế để triển khai các biện pháp cần thiết. 

Tại phiên họp Chính phủ diễn ra hôm nay, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư báo cáo Chính phủ hai kịch bản tăng trưởng năm 2020 do tác động của dịch nCoV. Nếu dịch viêm phổi được khống chế dịch trong quý I thì tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 6,27%.

Ở kịch bản thứ 2, tăng trưởng kinh tế là 6,09% nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II. 

Cả hai kịch bản đều đưa ra số dự báo tăng trưởng thấp hơn nhiều mục tiêu Quốc hội đưa ra 6,8%. "Vì thế Thủ tướng yêu cầu phải có giải pháp bù đắp tăng trưởng. Hiện Chính phủ không đặt vấn đề điều chỉnh hay hạ các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra", ông Mai Tiến Dũng nói.

Theo ông, Chính phủ đã quyết định miễn thuế với nguyên liệu sản xuất khẩu trang phục vụ chống dịch, thuốc sát trùng, hoá chất liên quan...

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nhiều biện pháp chúng ta đang áp dụng hiện nay mạnh hơn dịch SARS năm 2003, thậm chí cao hơn so với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị. Tinh thần là chúng ta chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Có thể nói, chúng ta đã thực hiện quyết liệt và tốt công tác phòng chống dịch bệnh, các giải pháp là chủ động, toàn diện, mạnh mẽ. Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có các văn bản chỉ đạo việc phòng chống dịch. Các giải pháp của Việt Nam được WHO, UNICEF đánh giá cao, nhờ đó hạn chế tối đa việc lây lan dịch trong bối cảnh nước ta có đường biên giới dài, giao thương lớn với Trung Quốc. Có 10 trường hợp dương tính với nCoV tại nước ta và có 3 người được chữa khỏi trong đó có công dân Trung Quốc, chưa có người nào tử vong.

Tuy nhiên, diễn biến dịch nCoV đến thời điểm này là rất phức tạp, được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đời sống của Nhân dân, cũng như tác động mạnh đến mọi mặt KT-XH như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch… Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được chủ quan, lơ là; cũng không được hoang mang, dao động.. Quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như "chống giặc".

Theo tính toán của Bộ KH&ĐT báo cáo trước Chính phủ, dự kiến nếu dịch Corona được khống chế kịp thời trong quí I/2020, ước tính GDP năm 2020 tăng 6,27% so với năm trước (thấp hơn 0,53 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra). Trương hợp dịch Corona kéo dài sang quý II/2020 thì tăng trưởng quí II là 5,81% thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP là 0,89 điểm phần trăm, dẫn tới ước tính GDP năm 2020 tăng 6,09% so với năm trước (thấp hơn 0,71 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra). Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020 là thách thức rất lớn.

Thứ hai, về tình hình kinh tế xã hội, như chúng ta đã biết mới bước vào năm 2020, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được của năm 2019, đất nước chúng ta đã đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình KTXH tháng 1 năm 2020 tiếp tục ổn định, mặc dù có nhiều chỉ số giảm vì tháng 1/2020 trùng với Tết Nguyên đán Canh Tý (chỉ có 18 ngày làm việc trong tháng 1/2020). Các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt và thực tế chúng ta đã có Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm.

Bài liên quan