Việt Nam có nguy cơ 'dịch chồng dịch'

Thứ tư, 31/03/2021, 15:16 PM

Bên cạnh Covid-19, Việt Nam vẫn phải đối mặt các căn nguyên gây bệnh hàng năm. Nếu không cẩn trọng, tình trạng "dịch chồng dịch" có thể xảy ra.

Thời điểm tháng 4 - 5 hàng năm đều là cao điểm của các bệnh viêm đường hô hấp do virus như sởi, quai bị, thủy đậu, rubela...

Thời điểm tháng 4 - 5 hàng năm đều là cao điểm của các bệnh viêm đường hô hấp do virus như sởi, quai bị, thủy đậu, rubela...

Dịch COVID-19 đến nay đã được kiểm soát, tuy nhiên ngành y tế vẫn khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm chỉnh 5K để đảm bảo an toàn, phòng dịch. Thời điểm tháng 4 - 5 hàng năm đều là cao điểm của các bệnh viêm đường hô hấp do virus như sởi, quai bị, thủy đậu, rubela... Do đó, tùy người, với những nguy cơ khác nhau, chúng ta nên có phương pháp tiêm phòng phù hợp

Bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho hay thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các bệnh lây truyền do virus gia tăng.

Cụ thể, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm không khí..., cũng thay đổi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Mùa đông xuân với mưa phùn làm độ ẩm tăng cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng mặt trời ít (có khả năng khử khuẩn) khiến virus tồn tại trong môi trường lâu hơn.

Bài liên quan

Bác sĩ Điền cho biết: "Theo thống kê, mỗi 4 năm, dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát mạnh hơn với số lượng bệnh nhân tăng lên đột biến. Năm nay, theo đúng chu kỳ 2009 - 2013 - 2017 - 2021, chúng ta sẽ phải đối mặt với dịch sốt xuất huyết với quy mô khá lớn".

Nguyên nhân của chu kỳ này là sau một năm dịch phát triển mạnh, chúng ta thường ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, diệt muỗi, bọ gậy. Lúc này, quần thể trung gian gây bệnh sẽ giảm. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng lại sinh sôi và phát triển thành quần thể đủ lớn để tạo thành dịch.

Ngoài ra, các dịch bệnh khác như chân tay miệng, cúm gia cầm với virus có độc lực cao, tốc độ lây lan nhanh vẫn lưu hành, buộc chúng ta không được phép chủ quan.