Việt Nam không xây bệnh viện dã chiến chống vi rút nCoV

Thứ tư, 05/02/2020, 18:52 PM

Chiều 5/2, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo sau khi Việt Nam ghi nhận 10 ca bệnh mắc vi rút nCoV gây ra, trong cuộc họp báo, đại diện Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang nỗ lực hết mình cho phòng dịch viêm phổi cấp do vi rút nCoV gây ra.

Bộ Y tế họp, cung cấp thông tin về tình hình dịch viêm phổi cấp.

Bộ Y tế họp, cung cấp thông tin về tình hình dịch viêm phổi cấp.

Tại buổi họp báo diễn ra vào chiều nay tại Bộ Y tế, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, chia sẻ người dân cần bình tĩnh tuân thủ các hướng dẫn về y tế, không hoang mang theo các thông tin đồn thổi để chung sức chống dịch bệnh.

Trước kia vào thời điểm dịch SARS xảy ra vào năm 2003 Việt Nam là nước đầu tiên chữa khỏi khi đó đã thể hiện năng lực chống dịch của nước ta.

Với diễn biến của dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút nCoV gây ra đang có triều hướng tích cực khi những trường hợp nghi nhiễm đã giảm hơn so với trước, số ca chữa khỏi cũng tăng hơn so với trước.

Theo TS Long, nước ngoài sử dụng thuốc điều trị HIV chữa người mắc vi rút, Việt Nam cũng đã sử dụng những loại phương pháp tối ưu nhất không kém gì những nước có nền y học phát triển.

Việt Nam đã sẵn sàng cho trường hợp xấu nhất, các tỉnh thành đều chuẩn bị 1.000 giường bệnh, Hà Nội và TP HCM đã chuẩn bị tới 2.000 giường bệnh, 22 bệnh viện tuyến trên được lựa chọn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Với sự chuẩn bị đó Việt Nam không xây bệnh viện dã chiến.

Cùng với tinh thần chống dịch, ngay từ đầu quan điểm của Chính phủ, Bộ Y tế đã có quan điểm không che dấu, hiện nay có 10 ca mắc, Bộ đều công bố tiểu sử của bệnh nhân.

Việt Nam áp dụng nhiều vòng cách ly, đặc biệt tại nơi phát hiện nhiều người nhiễm. Bất kỳ người nào từ vùng dịch trở về Việt Nam phải cách ly. Vùng dịch gồm 31 tỉnh thành của đại lục Trung Quốc.

Tất cả cửa khẩu, hàng không của Việt Nam không nhận người từ Trung Quốc. Cùng với việc hạn Lực lượng Bộ đội biên phòng cũng được tăng cường 1.400 người triển khai tại vùng biên giới giáp với Trung Quốc.

Kể từ khi lệnh cách ly được ban hành, chưa có công dân Trung Quốc nào nhập cảnh Việt Nam. Hôm nay có khoảng 900 người đang cách ly tại các tỉnh biên giới, hầu hết là công dân Việt Nam.

"Kiểm soát người đi từ vùng dịch đến là quan trọng nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh", ông Long nói.

Những người về được cách ly theo 3 cấp độ. Cấp độ 1: Nghi bệnh, lập tức cách ly tại cơ sở y tế tuyệt đối. Cấp 2: Đối với cá nhân đi từ Hồ Bắc về (17 điểm có dịch, điểm lớn nhất là Vũ Hán), những người này phải cách ly tập trung, số này ít, nằm rải rác các địa phương.

Cấp 3: Tiếp xúc hoặc đi từ Trung Quốc về, phải cách ly tại gia đình dưới sự giám sát quản lý của chính quyền các cấp và y tế, không đi ra khỏi nhà.

Hiện tại với các ca ở tỉnh Vĩnh Phúc, ngành y tế đang áp dụng bốn vòng cách ly, vòng mới nhất là khoanh vùng những người tiếp xúc với người tiếp xúc với người nghi nhiễm. 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi họp.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi họp.

Sử dụng khẩu trang phòng bệnh không nên tràn lan, ông Long khuyến cáo. Người dân có thể sử dụng các loại khẩu trang khác nhau, không nhất thiết là khẩu trang y tế nếu ở trong môi trường thông thường. Dùng khẩu trang khi ở nơi đông người như bến tàu, xe... là thích đáng, tuy nhiên ở các nơi khác, có thể tận dụng nhiệt độ và gió trong tự nhiên để chống vi rút.

"Vi rút corona "rất sợ" nắng gió, tia cực tím, môi trường thoáng khí, do đó nên mở cửa sổ thoáng, tận dụng điều kiện tự nhiên để diệt virus", ông Long nói.

Đối với học sinh, nhà trường cần hướng dẫn các em dùng khẩu trang đúng cách, đi kèm với vệ sinh môi trường và chuẩn bị tâm thế cho học sinh khi đi học trở lại. Tùy tình hình, giới chức sẽ có khuyến cáo sau về việc đi học của học sinh, thứ trưởng cho biết.

Cũng tại buổi họp ông Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y tế): Trung Quốc mỗi ngày tỉnh dậy có hàng chục người chết, tình trạng dịch ở Vũ Hán (Trung Quốc) còn rất căng thẳng. Trung Quốc mỗi ngày tỉnh dậy thì có vài chục người chết, ở Trung Quốc phải làm thêm 2 bệnh viện dã chiến tại Vũ Hán Cho thấy tình trạng bệnh dịch ở vũ hán vẫn còn rất căng thẳng.

Hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong, trước mắt có 40 đội cấp cứu để chi viện cho các tuyến tỉnh, tuyến huyện. Các đội cấp cứu corona là 225, Bệnh viện Bạch Mai không phải nơi tiếp nhận bệnh dịch cúm corona nhưng hiện nay các bác sĩ cũng sẵn sàng xuống các tuyến dưới hỗ trợ.

Bài liên quan