Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8

Thứ năm, 12/09/2019, 17:53 PM

Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển của Việt Nam đồng thời phản đối những phát ngôn của Trung Quốc liên quan đến hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu Địa chất Hải dương 8.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu Địa chất Hải dương 8.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 12/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cập nhật tình hình nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam.

Bà Hằng cho biết: “Theo các cơ quan chức năng, nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa".

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục các hoạt động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định dựa trên UNCLOS 1982.

Bà Hằng tuyên bố: "Việt Nam cũng đã nêu quan điểm về ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động vi phạm của nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 đối với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, với hoà bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và ở khu vực. Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm nghiêm trọng này, rút toàn bộ những tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam".

Đối với những phát ngôn gần đây của Trung Quốc liên quan đến những hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình, Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí, đều được triển khai trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc Việt Nam, được xác định từ lãnh thổ đất liền ra đúng quy định theo đúng quy định của UNCLOS 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

“Những yêu sách bất hợp pháp, không phù hợp với UNCLOS 1982 không thể là cơ sở để khẳng định rằng có tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn. Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình như nêu trên là vi phạm UNLOS 1982”, bà Hằng nhấn mạnh.

Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở Nam Biển Đông từ đầu tháng 7/2019. Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc, yêu cầu nước này rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực.

 

Duterte gạt phán quyết chủ quyền, nhận 'ăn chia phần trăm' trên Biển Đông với Trung Quốc

"Họ muốn thăm dò. Họ nói nếu phát hiện khí, chúng ta sẽ nhận 60% lợi nhuận còn họ chỉ nhận 40%. Ông Tập Cận Bình đã hứa như vậy", Tổng thống Duterte nói về đề nghị của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến thăm nước này của ông hồi cuối tháng Tám.

 

Sức mạnh tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới vừa tới Biển Đông

Với việc tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới NSM được Mỹ triển khai tới Biển Đông, giới quan sát cho rằng, Washington sẽ quyết liệt hơn trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển quan trọng này. 

 

Nga - Ấn mở tuyến hàng hải qua Biển Đông, thách thức Trung Quốc

Động thái này ngoài mục tiêu giao thương cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện đa phương hiện nay trên Biển Đông.