Vietcombank bị khách hàng tố ‘ép’ mua bảo hiểm mới được vay tiền

Thứ tư, 28/02/2018, 04:17 AM

Người vay tiền mua nhà phải thế chấp bằng căn hộ nhưng để giải ngân Vietcombank "ép" khách hàng mua bảo hiểm, để rồi hàng tháng khách hàng phải mất một khoản phí.

vietcombank-bi-to-ep-khach-hang-mua-bao-hiem-moi-duoc-vay-tien
Vietcombank bị tố ‘ép’ khách hàng mua bảo hiểm mới được vay tiền. Ảnh minh họa

“Ép” khách hàng mua bảo hiểm mới giải ngân

Nhiều gia đình, nhất là gia đình trẻ, việc mua được một căn hộ hay một ngôi nhà nhỏ ở thành phố là điều khá khó khăn. Giải pháp được nhiều người lựa chọn là tìm đến các ngân hàng vay mua nhà.

Việc vay ngân hàng để mua nhà là chuyện bình thường, càng thuận lợi hơn khi nhiều ngân hàng mời chào với lãi suất vay ưu đãi. Tuy nhiên để được giải ngân ngân hàng chỉ định người vay tiền mua nhà phải mua bảo hiểm như một điều kiện để cho vay.

Phản ánh với chúng tôi, anh .T (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, năm 2017 anh mua căn hộ một dự án, do thiếu tiền anh T. tìm đến một chi nhánh Ngân hàng Vietcombank tại Hà Nội vay tiền mua nhà.

Để được giải ngân, anh T. phải thế chấp hồ sơ mua nhà cho Vietcombank như tài sản bảo đảm nếu trong trường hợp anh không trả được các khoản vay, Vietcombank sẽ thu nợ bằng tài sản bảo đảm chính là căn hộ. Nhằm giúp khách hàng tiện thanh T.oán tiền gốc và lãi, anh T. được phía Vietcombank tạo cho một tài khoản tại ngân hàng.

Tuy nhiên đến khi chuẩn bị giải ngân thì Vietcombank ra điều kiện phải mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp là căn hộ.

“Ngân hàng khẳng định đây là điều kiện bắt buộc trước khi giải ngân, nhưng điều khiến tôi bức xúc hơn cả là suốt quá trình tư vấn nhân viên không hề đề cập đến điều khoản này, đến khi hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị giải ngân nhân viên ngân hàng với thông báo. Lúc này do cần gấp tiền nên tôi đành chấp nhận”, anh T. nói.

vietcombank-bi-to-ep-khach-hang-mua-bao-hiem-moi-duoc-vay-tien
Dù đã tất toán khoản vay tại Vietcombank nhưng tài khoản anh T. vẫn bị trừ tiền. Ảnh chụp màn hình điện thoại

Theo anh T. nếu biết trước khoản vay mua nhà Vietcombank phải kèm theo gói bảo hiểm chắc chắn anh sẽ không lựa chọn. “Cách làm của Vietcombank tạo cảm giác khách hàng bị "ép" mua bảo hiểm mới được vay tiền”, anh T. cho biết.

Sau khi đồng ý mua gói bảo hiểm Vietcombank liên tiếp trong nhiều tháng tài khoản anh T. liên tục bị Vietcombank trừ tiền. Số tiền trừ mỗi tháng không giống nhau trong khoảng trên dưới 100.000 đồng/tháng.

“Tôi ra ngân hàng Vietcombank thắc mắc nhân viên lý giải số tiền trừ hàng tháng tài khoản là phí bảo hiểm thuộc gói bảo hiểm tôi mua khi vay tiền", anh T. cho biết.

Từ lý giải của nhân viên ngân hàng anh T. cho rằng giữa ngân hàng và đơn vị bảo hiểm móc ngoặc lấy tiền phí của khách hàng,  trong số tiền phí khách phải thanh T.oán Vietcombank sẽ hưởng một phần.

Điều làm anh T. khó hiểu chính là gói bảo hiểm Vietcombank yêu cầu khách hàng phải mua với được giải ngân không có vai trò gì.

"Nếu tôi không trả tiền cho Vietcombank, thì ngôi nhà tôi mua sẽ bị ngân hàng thu lại, vậy gói bảo hiểm Vietcombank yêu cầu tôi mua có vai trò gì hay đơn giản chỉ muốn mỗi tháng thu thêm tiền phí của khách hàng.

Khi đến làm việc khách hàng tôi trao đổi nhân viên nhưng họ lý giải vòng vo xoáy vào việc phải tham gia bảo hiểm với giải ngân. Bức xúc nên trước Tết Nguyên đán tôi đã làm thủ tục tất toán không vay tiền Vietcombank mà chuyển qua vay tiền ngân hàng khác. Tuy nhiên đến nay tài khoản vay vẫn bị trừ tiền như trước”, anh T. cho biết.

vietcombank-bi-to-ep-khach-hang-mua-bao-hiem-moi-duoc-vay-tien
Bức xúc với các làm việc của Vietcombank anh T. đã rút hết tiền trong tài khoản. Ảnh chi nhánh Vietcombank nơi a T đã rút toàn bộ số tiền còn lại trong tài khoản.

Theo anh T.. mới đây nhất vào 10h23 sáng 27/2, tài khoản vay tiền anh T.ại Vietcombank lại bị trừ hơn 114.000 đồng. Bức xúc cách làm việc của Vietcombank và để tránh bị trừ tiền oan, anh T.. đã rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng này.

Chuyện không mới và ngân hàng nào cũng vậy

Theo tìm hiểu của phóng viên, câu chuyện khách hàng bị ép mua các gói bảo hiểm như một điều kiện để ngân hàng giải ngân các khoản vay không phải mới diễn ra.

Trước đó theo phản ánh, nhiều người dân khi vay tiền mua nhà tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), Ngân hàng Liên Việt… đều phải mua thêm gói bảo hiểm như bảo hiểm nhà của BIC Bình An (BIDV), mua bảo hiểm cháy nổ trong suốt thời gian vay đối với khoản vay tại VP Bank.

Trước thực trạng này, trả lời báo chí đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan quản lý không có quy định nào về việc người vay tiền mua căn hộ tại các dự án nhà ở thương mại phải mua bảo hiểm. Do đó, tùy tình hình kinh doanh, các ngân hàng thương mại đồng loạt đưa ra điều kiện buộc người vay tiền mua căn hộ phải mua bảo hiểm là không nên.

Riêng cho vay mua nhà ở xã hội, các ngân hàng không được phép buộc người vay mua bảo hiểm. Trường hợp người vay tiền mua nhà ở xã hội bị ngân hàng ép mua bảo hiểm có thể phản ánh đến cơ quan quản lý, và Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý thích đáng.

Theo khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 2/7/2014 hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (có hiệu lực từ ngày 1/9/2014) quy định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm”.

Căn cứ các quy định nêu trên, việc cho vay của Tổ chức tín dụng và khách hàng được lập thành hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay... và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.

Hiện tại pháp luật về ngân hàng không quy định bắt buộc bên vay phải mua bảo hiểm tín dụng. Do vậy, việc khách hàng mua thêm bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa Tổ chức tín dụng và khách hàng vay trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên.

Đồng thời hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng và hợp đồng bảo hiểm giữa khách hàng với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là các giao dịch độc lập.

Theo đó, phí bảo hiểm là một trong những thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng chỉ thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

Hành vi trên của ngân hàng là vi phạm pháp luật cạnh tranh vì ngân hàng đã thực hiện việc bán bảo hiểm của mình  một cách ép buộc đối với khách hàng để trực tiếp cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường.

 

Vụ mất 245 tỉ đồng: Eximbank ‘xuống nước’ tạm ứng tiền nhưng bị khách hàng từ chối

Sau khi dư luận báo chí lên tiếng, Eximbank đã “xuống nước” nhượng bộ. Từ thái độ trả tiền cho khách hàng sau khi có phán quyết của tòa đến nay Eximbank đã chấp nhận chi trả cho khách hàng tiền với tỷ lệ nhất định.

 

Khách hàng mất 245 tỷ, Eximbank cũng ‘bốc hơi’ hơn 700 tỷ vốn hóa

Lùm xùm mất tiền của khách hàng đã chấm dứt đà tăng giá 5 phiên liên tiếp của cổ phiếu EIB của Eximbank, nhà băng này đã mất hơn 737 tỷ đồng vốn hóa chỉ trong thời gian ngắn.

 

Thêm chủ thẻ ATM Vietcombank báo bị rút trộm tiền lúc nửa đêm

Vẫn cất giữ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong túi xách nhưng một khách hàng liên tục nhận tin nhắn điện thoại báo có giao dịch rút tiền.