Vietnam Airlines ước mỗi tuần thiệt lại 250 tỷ đồng do dịch vi rút Covid-19

Thứ sáu, 14/02/2020, 06:47 AM

Cũng chính từ việc ảnh hưởng từ dịch vi rút Covid-19 mà trong thời gian qua hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng đang trong thời kỳ thiệt hại, trong đó những chuyến bay nội địa cũng ảnh hưởng không kém.

Hãng hàng không Vietnam Airlines thiệt hại khoảng 250 tỷ đồng mỗi tuần do dịch Covid-19.

Hãng hàng không Vietnam Airlines thiệt hại khoảng 250 tỷ đồng mỗi tuần do dịch Covid-19.

Trung Quốc, nơi dịch cúm Covid-19 bùng phát và cướp đi sinh mạng của hơn 1.300 người, là nguồn khách quốc tế và bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Du khách Trung Quốc chiếm tới 1/3 trong tổng số 18 triệu du khách tới Việt Nam năm 2019.

Cục Hàng không trước đó cho biết theo các hãng hàng không báo cáo, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay Trung Quốc tính tới 10/2 là hơn 10.000 tỷ đồng.

Cũng chính từ việc ảnh hưởng từ dịch vi rút Covid-19 mà trong thời gian qua hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng đang trong thời kỳ thiệt hại, trong đó những chuyến bay nội địa cũng ảnh hưởng không kém.

Truyền hình Thông tấn đưa tin, một chuyến bay chặng Hà Nội – TP HCM của Vietnam Airlines với 29 ghế hạng thương gia và 276 ghế hạng thường, chỉ còn vài giờ nữa bay nhưng chỉ có 8 ghế thương gia và 96 ghế hạng thường được đặt chỗ, nghĩa là còn gần 70% số ghế trống.

Trong tháng 2, do ảnh hưởng từ dịch cúm do chủng mới Corona gây ra, dự kiến sẽ có gần 1.000 chuyến bay từ Việt Nam đi Trung Quốc dừng khai thác, và điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không như Vietnam Airlines.

Theo Reuters, Vietnam Airlines thiệt hại 250 tỷ đồng mỗi tuần khi doanh thu sụt giảm vì ngừng các đường bay Trung Quốc để phòng chống dịch Covid-19.

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hãng hàng không duy trì hoạt động khai thác, vượt qua khó khăn trong gian đoạn này, Cục HKVN đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế giảm giá dịch vụ hàng không do nhà nước quản lý (giá dịch vụ điều hành bay đi/đến, hạ cất cánh) cũng như chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có các biện pháp giảm giá, phí do doanh nghiệp quyết định cho các hãng hàng không Việt Nam.

Đồng thời, khuyến khích các hãng hàng không và các nhà cung cấp dịch vụ hàng không (ACV, VATM...) chủ động thảo luận, hiệp thương để điều chỉnh các mức giá dịch vụ cũng như giãn tiến độ thanh toán giá dịch vụ phù hợp.

Bài liên quan