Vịnh Mexico sốt với cuộc đua ‘vàng đen’ từ Mỹ

Thứ sáu, 08/02/2019, 13:31 PM

Các doanh nghiệp khu vực Vịnh Mexico đang tranh giành nhau để đón đoàn tàu chở dầu khổng lồ của Mỹ, kể từ khi quốc gia này trở thành nhà xuất khẩu ròng về dầu mỏ.

First-Gulf-of-Mexico-oil-and-gas-lease-under-Trump-set-for-auction

Dầu mỏ từng có giá 100 USD/thùng năm 2008, khi công ty lắp đặt ống dẫn Enterprise Products Partners công bố dự án Hệ thống cảng ngoài khơi Texas (TOPS).

Dự án trị giá 1,8 tỉ USD này dự đoán có thể đón một tàu chở dầu siêu cấp mỗi ngày, đem dầu thô từ nước ngoài về Mỹ - một quốc gia luôn đói dầu ở thời điểm đó.

Tuy nhiên, TOPS không thành sự thật. Enterprise hiện đang quay lại với một dự án khác, có tên có tên viết tắt là SPOT. Dự án lần này, ngược lại, mỗi ngày sẽ tải một tàu chở dầu siêu cấp, xuất khẩu dầu của Mỹ từ bờ biển Texas.

Hãng này đã nộp hồ sơ dự án lên chính quyền liên bang hồi tuần trước. Đây là tín hiệu của sự thay đổi trong một thập kỷ qua tại Mỹ, từ nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới cho tới nhà cung ứng dẫn đầu.

Các nhà phân tích của chính phủ Mỹ dự đoán nước này sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng về dầu mỏ trong năm sau, nhờ hoạt động sản xuất dầu và khí đốt phát triển nhanh chóng.

Nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cơ sở để đón đầu doanh số xuất khẩu dầu thô tăng trưởng nhanh chóng.

Họ mở rộng bến tàu, nạo vét kênh rạch và đề xuất các tạm tải hàng xa bờ trong vùng Vịnh Mexico, nhằm thu hút các tàu chở dầu siêu cấp lớn nhất.

Cuộc chạy đua “vàng đen” diễn ra ba năm sau khi các nhà làm luật cho phép xuất khẩu dầu thô không giới hạn.

Số lô hàng tăng gấp tư đến 2,4 triệu thùng/ngày. Các giám đốc trong ngành dầu mỏ cũng dự đoán lượng xuất khẩu cũng sẽ gấp đôi trong tương lai.

Cơ sở hạ tầng ven biển đóng vai trò trọng yếu trong sự phát triển đó.

Nước Mỹ hiện có khả năng xuất khẩu 8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ bờ biển vùng Vịnh. Tám dự án đang được thi công khác sẽ nâng con số này lên hơn 12 triệu thùng/ngày, theo công ty tư vấn Lipow Oil Associates.

Viễn cảnh dư thừa trên đã châm ngòi cho một cuộc đua của những kẻ muốn đón đầu.

Phần thưởng là cơ hội dành quyền đón một chiếc VLCC, loại siêu tàu chở dầu có khả năng vận chuyển lượng dầu, đủ để sinh lời chỉ trong một chuyến, tới châu Á.

Eo biển tại các cảng Corpus Christi và Houston (Texas) hiện quá nông và có thể khiến VLCC mắc cạn.

Việc điều các tàu nhỏ ra khơi để tải dầu lên VLCC sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và tăng chi phí di chuyển thêm 0,5-0,75 USD/thùng, theo Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu, đại học Columbia.

Các cảng xuất khẩu được đề xuất dọc bang Texas và Lousiana được cho rằng có thể giải quyết được dòng vận chuyển dầu nhanh chóng của Mỹ.

Sau khi chịu cắt giảm vì dầu rớt giá, các hãng khai thác dầu đá phiến hiện đã đẩy hoạt động sản xuất dầu thô của Mỹ lên gần 12 triệu thùng/ngày, nhiều hơn Nga và Saudi Arabia.

Sản lượng dầu được cho là còn có thể cao hơn nữa nếu không vì thiếu hụt đường ống dẫn trong lưu vực nội địa.

Khi các đường ống mới được mở, dầu có thể được trữ tại các trạm bờ biển mà không cần xuất khẩu thêm.

Tại Houston, các nhà xuất khẩu năng lượng đang lo lắng, rằng sự ra đời của một đội container chở dầu khẩu lồ mới sẽ lấn át các tàu và xà lan của họ. Vì thế, các doanh nghiệp này thành lập một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho họ, có tên Liên minh vì một cảng biển công bằng và mở cửa (CFOP).

Các trạm xa bờ ngăn cảng bị tắc nghẽn bằng cách chuyển dầu thô từ ống dẫn dưới nước lên tàu neo đậu giữa biển.

Hiện nay, tại đây chỉ một trạm có khả năng tiếp nhận VLCC có trọng tải 2 triệu thùng, là cảng Louisiana Offshore Oil Port (LOOP).

Cảng xa bờ trên từng được sửa chữa lại năm ngoái để phụ trách cả xuất và nhập khẩu dầu. Vào tháng 12-2018, ba chiếc VLCC được tải đầy đã rời LOOP chỉ trong vòng một tuần.

Nhiều cảng biển khác đang tham gia trong cuộc đua này.

Trong cùng ngày Enterprise nộp giấy đăng ký xây dựng SPOT, doanh nghiệp liên doanh Texas Colt cũng nộp hồ sơ đăng ký xâu dựng một cơ sở có tình cạnh tranh cao, ngoài khơi Freeport, Texas.