Vỡ mạch máu não là gì? Vỡ mạch máu não có cứu được không?

Thứ tư, 24/04/2019, 14:53 PM

Vỡ mạch máu não là gì? Nguyên nhân gây vỡ mạch máu não? Vỡ mạch máu não có cứu được không? Để hiểu những thông tin này bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

vo-mach-mau-nao-la-gi-vo-mach-mau-nao-co-cuu-duoc-khong
Vỡ mạch máu não là gì? Vỡ mạch máu não có cứu được không? Ảnh minh họa

Vỡ mạch máu não là gì?

Vỡ mạch máu não là căn bệnh xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ, máu không đến nuôi não được mà chảy tràn ra chèn ép vào não làm não bị hư hại. Nếu lượng máu chảy nhanh, gây tăng áp lực đột ngột có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong.

Dấu hiệu nhận biết vỡ mạch máu não

Vỡ mạch máu não có thể được báo trước với một số triệu chứng như:

Có cơn đau đầu dữ dội: trên 50% bệnh nhân bị xuất huyết não đều có dấu hiệu này đầu tiên.

Chóng mặt, ù tai, choáng váng, có khi là ngất xỉu.

Chân tay run, co giật, không đứng vững, không cầm nổi đồ vật…

Thỉnh thoảng đang nói chuyện bỗng dưng mất kiểm soát không nói được, uống nước bị sặc

Nhìn vật không rõ, méo xếch một bên mồm và một bên mắt.

Trí nhớ giảm sút nhanh chóng, hay quên hoặc quên hoàn toàn mọi thứ nhanh chóng …

Vỡ mạch máu não có nguy hiểm không? Có cứu được không?

Vỡ mạch máu não là tình trạng cực kỳ nguy hiểm của bệnh lý thần kinh sọ não. Vậy đứt mạch máu não có cứu được không , hẳn đây là câu hỏi mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng muốn biết. Nguy cơ tử vong của đứt mạch máu não sẽ tăng cao nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời.

Đứt mạch máu não hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện kịp thời và cấp cứu cho bệnh nhân đúng cách để tránh lỡ mất "giờ vàng" trong việc điều trị căn bệnh hết sức nguy hiểm này.

10 lời khuyên tránh sốc nhiệt gây tình trạng vỡ mạch máu não mùa nắng nóng

Trong những ngày này, nhiều người có thể phải nhập viện. Với những nhà không sử dụng máy lạnh, nên chú ý các điều sau:

1 Sử dụng quạt để thúc đẩy lưu thông không khí trong nhà. Mở cửa và mở quạt hút để đẩy không khí nóng ban ngày ra ngoài và hút không khí mát của buổi tối vào nhà. Vào buổi tối mát mẻ, mở tất cả các cửa sổ, thúc đẩy lưu thông không khí càng nhiều càng tốt.

Khi mặt trời mọc, hãy đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, kéo kín rèm cửa để giữ cho trong nhà mát mẻ càng lâu càng tốt. Khi không khí bên ngoài nguội đi (thường là vào chiều tối hoặc ban đêm), hãy mở cửa sổ và bật lại quạt.

2 Tận dụng sức mạnh làm mát của nước. Đổ đầy xô hoặc chậu và ngâm chân vào. Khăn ướt có tác dụng làm mát khi đeo trên vai hoặc đầu. Tắm vòi sen hoặc tắm mát và có thể sử dụng một bình xịt chứa đầy nước lạnh để làm mát không khí trong nhà.

3 Đi xuống phía dưới. Khi không khí nóng tăng lên, tránh ở những tầng phía trên. Nên xuống tầng phía dưới hoặc xuống một tầng hầm có thể là nơi ẩn náu mát mẻ tránh xa cái nóng gay gắt giữa trưa.

4 Loại bỏ bớt các nguồn nhiệt không cần thiết. Bóng đèn có thể tạo ra nhiệt, máy tính hoặc bếp gas, bếp điện, lò vi sóng, lò nướng...

5 Uống nước đầy đủ, có thể phải uống nhiều nước khi trời nóng. Chú ý bổ sung nước cho người lớn tuổi. Nếu đổ mồ hôi nhiều, cần bổ sung chất điện giải bằng cách ăn một lượng nhỏ thức ăn dạng lỏng như canh, xúp... hoặc uống thức uống thay thế điện giải. Khát nước là dấu hiệu mất nước cần chú ý.

6 Tránh đồ uống có cồn và caffein, vì cả hai chất này có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu và thúc đẩy mất nước.

7 Có thể dùng máy "điều hòa không khí" tự chế, nghĩa là hãy đặt trước đường đi của cây quạt một khay nước đá để hơi mát được thổi ra và tự làm mát không khí trong nhà.

8 Nếu không thể chịu đựng khí nóng ở nhà, nên đến các nơi công cộng có máy lạnh trong những giờ nóng nhất trong ngày như thư viện, siêu thị, trung tâm mua sắm và rạp chiếu phim có thể là những nơi tốt nhất để trốn sốc nhiệt.

9 Khi nhiệt độ tăng cao, đừng nên ăn những bữa ăn giàu protein và chất béo vì có thể làm tăng sự trao đổi chất và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

10 Nên chú ý vật nuôi trong nhà cũng phải chịu đựng sức nóng khi nhiệt độ tăng cao. Chó, thỏ, mèo cũng cần cho chúng tắm "mát" để giảm nhiệt độ cơ thể. Các bệnh dịch thường xảy ra trong thời tiết nóng bức.

Để ý các dấu hiệu khác thường từ động vật như thở hổn hển, mở to mắt, chảy nước dãi, da nóng, co giật cơ bắp, nôn và lảo đảo. Gọi bác sĩ thú y để có hướng xử trí. Tránh để chúng chạy ra đường cắn người gây bệnh.

 

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ đang có nguy cơ bùng phát. Dưới đây là tổng quan về bệnh đau mắt đỏ các bậc cha mẹ cần lưu ý để tránh bị lây nhiễm.

 

Triệu chứng, nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu là căn bệnh phổ biến hiện nay và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Vậy đau nửa đầu là bệnh gì? Triệu chứng và nguyên nhân nào gây ra bệnh đau nửa đầu. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.