Thứ sáu, 04/05/2018, 08:44 AM
  • Click để copy

Vụ chuyển phát nhanh ‘tiếp tay’ kẹo nghi cần sa: Đơn vị chuyển phát có phải chịu trách nhiệm?

Theo phân tích từ những chuyên gia, để kẻ xấu không thể lợi dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để đưa hàng cấm, hàng hóa kém chất lượng thì các công ty làm dịch vụ chuyển phát cần thắt chặt khâu tiếp nhận ban đầu.

vu-chuyen-phat-nhanh-tiep-tay-keo-nghi-can-sa-don-vi-chuyen-phat-co-phai-chiu-trach-nhiem
Trung tá Đào Trung Hiếu: "Đơn vị chuyển phát nhanh cần kiểm soát các loại hàng hóa từ khâu tiếp nhận chuyển phát để đảm bảo hàng hóa vận chuyển hợp pháp".

Liên quan đến loạt bài phản ánh về tình trạng buôn bán các loại kẹo được quảng cáo là kẹo cần sa trên mạng xã hội đang diễn ra công khai, theo tìm hiểu hiện nay các đối tượng kinh doanh loại kẹo này đang lợi dụng kẽ hở của dịch vụ chuyển phát nhanh nhằm “vận chuyển” loại hàng hóa này đến tay người tiêu dùng. 

Những viên kẹo quảng cáo là kẹo cần sa được bọc trong bìa cát tông với nội dung “kẹo” rồi thông qua đơn vị chuyển phát đến tay khách hàng một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của một số luật sư pháp luật đã quy định rằng các tổ chức, cá nhân thực hiện, tham gia thực hiện hoạt động bưu chính tại Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người, bưu gửi và mạng bưu chính. Nghĩa là đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển không được phép tự ý mở, bóc, kiểm tra… hàng hóa của khách hàng.

Do vậy, khó có thể quy buộc đơn vị vận chuyển, trong đó có Công ty EMS, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông nếu họ không biết hàng hóa mà họ vận chuyển thuộc danh mục hàng cấm lưu thông

Trước những bất cập trên, trao đổi với chúng tôi trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) đưa ra nhận định: “Nếu đơn vị và nhân viên chuyển phát nhanh mà biết hàng hóa chuyển phát là kẹo cần sa hay là loại hàng hóa cấm, hàng hóa nghi vấn mà vẫn thực hiện chuyển phát thì đó là hành vi phạm tội, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngược lại, nếu họ không biết hàng hóa vận chuyển là hàng hóa cấm thì không thể quy trách nhiệm…bởi pháp luật không cho phép đơn vị chuyển phát được kiểm tra hàng hóa”.

Trung tá Đào Trung Hiếu cho rằng, rất khó để yêu cầu các đơn vị chuyển phát mở hàng ra kiểm tra bởi việc mở hàng ra kiểm tra có thể nảy sinh nhiều vấn đề như làm hư hỏng hàng, làm mất tính nguyên đai nguyên kiện của hàng hóa, không đảm bảo quyền lợi của khách hàng… thậm chí có tình huống đánh tráo hàng.

Do đó, nếu vận chuyển qua đường bưu điện có hóa đơn thì đơn vị vận chuyển phải có biện pháp kiểm tra từ thời điểm tiếp nhận, đóng gói theo mẫu hoặc bao bì của đơn vị chuyển phát để đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa vận chuyển. Dù vậy, vị chuyên gia cho rằng trước sự ngụy trang tinh vi của ma túy, cần sa dưới vỏ bọc là những viên kẹo mút, viên thuốc thì đơn vị chuyển phát cũng khó để phát hiện.

vu-chuyen-phat-nhanh-tiep-tay-keo-nghi-can-sa-can-nang-cao-trach-nhiem-tiep-nhan-chuyen-phat
Những viên kẹo quảng cáo là kẹo cần sa được vận chuyển qua đường bưu điện rất dễ dàng.

“Việc tổ chức xác minh, điều tra việc mua, bán ma túy thuộc về trách nhiệm của ngành công an. Do đó, các đơn vị chức năng phải chủ động rà soát xử lý việc buôn bán cần sa dưới vỏ bọc những viên kẹo mà mạng xã hội đang công khai như phản ánh của báo chí”, chuyên gia Đào Trung Hiếu bày tỏ.

Trước đó, qua tìm hiểu được biết, những kẻ bán loại kẹo quảng cáo là kẹo cần sa trên mạng chủ yếu thực hiện phương thức giao hàng đến tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Trong đó có dịch vụ chuyển phát nhanh EMS (Công ty Cổ phần Chuyển Phát Nhanh Bưu điện).

Thông qua dịch vụ này những viên kẹo quảng cáo là kẹo cần sa nói trên được bọc bìa cát tông với nội dung hàng hóa vận chuyển ghi là kẹo đã được vận chuyển đến tay khách hàng một cách công khai. Mọi giao dịch tiền nong được thực hiện gián tiếp qua tay nhân viên chuyển phát mà kẻ bán hàng "cấm này" không phải xuất đầu lộ diện, tránh xử lý của các cơ quan chức năng.

Về tác hại của những viên kẹo này trao đổi cùng chúng tôi Phó Giáo sư Trần Hữu Bình - nguyên Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Sử dụng cần sa rất có hại đến sức khỏe con người. Khi sử dụng kẹo chứa cần sa người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng đến tâm thần, dùng nhiều sẽ gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Chuyên gia hóa học Nguyễn Duy Thịnh cũng chia sẻ, cần sa bị cấm sử dụng tại Việt Nam dù tồn tại ở bất cứ dạng nào. Sử dụng cần sa rất dễ gây nghiện, từ đó sinh ra các tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Chuyên gia cũng cảnh báo các bậc cha mẹ và các bậc phụ huynh nên lưu ý, để mắt tới con em của mình, tránh để các em sử dụng các chất kích thích, chất ma túy có hại đến sức khỏe và xã hội.

Theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 sửa đổi bổ sung Nghị định 82, cần sa nằm trong danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội."

Việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán cần sa có thể bị xử lý hình sự về các tội danh tương ứng như: tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249, tội Vận chuyển trái phép chất ma túy theo Điều 250 và tội Mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật hình sự.

Mức hình phạt cao nhất đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy có thể lên đến tù Chung thân, còn mức hình phạt cao nhất đối với tội Vận chuyển và Mua bán trái phép chất ma túy có thể lên đến Tử hình.

 

Chuyển phát nhanh EMS ‘tiếp tay’ đưa kẹo cần sa đầu độc người tiêu dùng?

Để những viên kẹo cần sa đến được tay người tiêu dùng những kẻ bán hàng đã sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh EMS (Công ty Cổ phần Chuyển Phát Nhanh Bưu điện) thông qua những gói hàng được bọc kín. Mặc dù, theo quy định pháp luật, “cần sa” là chất cấm nhưng EMS vẫn đóng dấu, vận chuyển đến tay khách hàng.

 

Tác hại khủng khiếp của kẹo cần sa tới sức khỏe mà ít người biết

Nếu nam giới sử dụng kẹo cần sa sẽ làm giảm khả năng sinh dục và sinh sản, còn phụ nữ khi sử dụng chất kích thích này thường xuyên cũng gây các vấn đề về sinh sản, kinh nguyệt không đều.