Vụ dân góp tiền đóng cọc tre trên sông: Phạt công ty 1,6 tỷ đồng và tước giấy phép khai thác

Thứ sáu, 24/05/2019, 18:45 PM

Công ty TNHH một thành viên Xây dựng giao thông Tuấn Hải (Công ty Tuấn Hải) đã bị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt 1,6 tỷ đồng và tước giấy phép khai thác khoáng sản.

vu-dan-gop-tien-dong-coc-tre-tren-song-phat-cong-ty-16-ty-dong-va-tuoc-giay-phep-khai-thac
Bờ sông Bồ bị sạt lở nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ việc người dân ở ven sông Bồ góp tiền đóng cọc tre ngăn “cát tặc”, chiều ngày 24/5, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 1247/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính Công ty Tuấn Hải. 

Cụ thể, Công ty Tuấn Hải khai thác khoáng sản (cát, sỏi lòng sông) vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép khai thác độ sâu từ 5m trở lên tại mỏ khoáng sản doanh nghiệp này được cấp phép theo quy quy định tại Điều 36, khoản 6, điểm C của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Do đó, tổng số tiền Công ty Tuấn Hải bị phạt là 1,6 tỷ đồng. 

Công ty Tuấn Hải còn chịu hình phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp cho công ty này. 

Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế còn buộc Công ty Tuấn Hải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả san lấp, cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo phục hồi môi trường đã được Sở TN&MT tỉnh phê duyệt. 

Như đã thông tin, vào đầu tháng 5, người dân ở ven sông Bồ đã đóng tiền mua cọc tre dựng nên trận địa trên dòng sông nhằm ngăn chặn "cát tặc".

vu-dan-gop-tien-dong-coc-tre-tren-song-phat-cong-ty-16-ty-dong-va-tuoc-giay-phep-khai-thac
Dân đóng cọc tre dưới sông ngăn “cát tặc”.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép cho Công ty Tuấn Hải khai thác ở 2 khu vực mỏ khe Băng (thuộc phường Hương Vân, thị xã Hương Trà) và xã Phong Sơn (huyện Phong Điền); bãi bồi Lại Bằng (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà) có thời hạn 5 năm kể từ năm 2016.

Người dân Hương Vân cho rằng, họ không tin Công ty Tuấn Hải tuân thủ giấy phép khai thác. Do đó, họ đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương về tình trạng doanh nghiệp khai thác vượt quá khối lượng được cấp phép, vượt quá độ sâu, gây xói lở bờ sông Bồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, kiến nghị trên vẫn chưa được giải quyết cho thỏa đáng.

Do đó, bất đắc dĩ, người dân ven dòng sông Bồ (đoạn qua tổ dân phố Lại Bằng 2, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) mới góp tiền mua tre, dựng lên dãy cọc tre khoảng 50 cọc được đóng từ bờ ra giữa sông Bồ.

Trước sự việc này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc và Công ty Tuấn Hải phải tạm dừng tất cả các hoạt động liên quan đến khai thác cát, sỏi tại 2 mỏ trên.

Qua kiểm tra, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện Công ty Tuấn Hải khai thác vượt quá độ sâu cho phép ở nhiều điểm trong khu vực 2 mỏ trên.

Cụ thể, ở mỏ khe Băng, độ sâu khi được cấp phép là 2,9m, còn mỏ bãi bồi Lại Bằng là 4m. Sau khi tiến hành đo đạc ở 2 khu vực mỏ này, Sở TN&MT xác định có nhiều điểm Công ty Tuấn Hải khai thác vượt quá 5m trở lên so với độ sâu ban đầu được cấp phép.

 

Chính quyền Thừa Thiên Huế làm gì để bảo vệ dân trước nạn ‘cát tặc’?

Trước tình hình hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép diễn ra phức tạp trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất và được Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm Công an tỉnh chủ trì, phối hợp, tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm.

 

Ông Phan Anh Minh: Mạnh tay với 'cát tặc', công trình quốc gia sẽ đình trệ

Tướng Minh thẳng thắn, hầu hết công trình quan trọng tại TP HCM đều sử dụng cát khai thác trái phép.

 

Vụ ‘cát tặc’ chém người dân nhập viện: Chủ tịch tỉnh ra Công văn yêu cầu xử lý

Liên quan đến vụ việc nhóm “cát tặc” lên bờ chém người dân khi họ xua đuổi thuyền khai thác cát trái phép, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Công văn yêu cầu xử lý.