Vụ đeo mào xe hợp đồng điện tử: Hiệp hội taxi 3 miền 'cầu cứu' Thủ tướng

Thứ bảy, 24/08/2019, 19:03 PM

Mới đây, hiệp hội taxi 3 miền lại gửi đơn “cầu cứu” Thủ tướng Chính phủ sau khi quy định gắn hộp đèn nóc đối với xe hợp đồng điện tử dưới 09 chỗ bị đưa ra khởi dự thảo nghị định

vu-deo-mao-xe-hop-dong-dien-tu-hiep-hoi-taxi-3-mien-cau-cuu-thu-tuong
Mới đây, hiệp hội taxi 3 miền lại gửi đơn “cầu cứu” Thủ tướng Chính phủ sau khi quy định gắn hộp đèn nóc đối với xe hợp đồng điện tử dưới 09 chỗ bị đưa ra khởi dự thảo nghị định. Ảnh minh họa

Mới đây, hiệp hội taxi 3 miền lại gửi đơn “cầu cứu” Thủ tướng trong đó nêu: “Sự thay đổi này đã gây bất bình cho cộng đồng các doanh nghiệp taxi; gây nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội”.

Đơn thư còn viện dẫn: Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sáng ngày 5/6/2019, Thiếu tướng Đào Thanh Hải của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về những băn khoăn trong công tác quản lý các loại hình kinh doanh vận tải, trong đó có nội dung về những hệ lụy của sự buông lỏng trong chính sách quản lý “taxi công nghệ” như: “Xe Grab không phải đeo “mào” nên có thể đi vào tất cả các tuyến phố cấm, giờ cao điểm, còn taxi truyền thống có “mào” nên lực lượng chức năng nhận biết và quản lý được. Xe Grab do cá nhân tự mua, đăng ký, nhưng hiện không ai quản lý. Các hợp tác xã xe thì cho rằng đây là vấn đề của các hãng công nghệ...”.

Trả lời câu hỏi trên của Đại biểu Quốc hội Đào Thanh Hải, ông Nguyễn Văn Thể đã khẳng định chắc chắn rằng tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Theo đó, có quy định xe taxi công nghệ cũng phải gắn “mào”, để cơ quan chức năng phát hiện được, phân biệt với xe taxi truyền thống hay xe thường và đảm bảo công bằng trong công tác quản lý giao thông vận tải…

Thế nhưng, theo Thông báo số 273/TB-VPCP ngày 2/8/2019 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm quý III và 6 tháng cuối năm 2019 thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải như sau: “Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP…; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ theo hướng bỏ quy định bắt buộc gắn cố định hộp đèn trên nóc xe đối với xe ô tô chở khách dưới 9 chỗ ngồi (bao gồm xe hợp đồng, xe du lịch), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8/2019”.

Sau thông báo kết luận này, chính thức đến ngày 13/8/2019 vừa qua, bản Dự thảo Nghị định lần thứ 11 do Bộ Giao thông Vận tải trình lên Thủ tướng Chính phủ đã bỏ quy định gắn hộp đèn nóc đối với xe Hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ, chỉ dùng công nghệ để quản lý. Vậy, bản chất của sự việc này là như thế nào?

Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột đến như vậy trong bản Dự thảo Nghị định lần thứ 11 - đang từ quy định yêu cầu xe Hợp đồng điện tử dưới 09 chỗ phải gắn đèn nóc, nay lại không yêu cầu xe Hợp đồng điện tử dưới 09 chỗ phải gắn đèn nóc nữa? Căn cứ khoa học, căn cứ pháp lý nào để không yêu cầu xe Hợp đồng điện tử dưới 09 chỗ phải gắn hộp đèn nóc?

Trước đó, như một động thái phản đối việc xe hợp đồng điện tử không phải đeo mào, Hiệp hội Taxi Hà Nội đã có văn bản "xin" cơ quan quản lý được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử thay vì là taxi truyền thống như hiện nay.

Đồng thời, Hiệp hội Taxi Hà Nội bày tỏ mong muốn được đối thoại trực tiếp với Thủ tướng về các quy định trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86

Trong văn bản gửi lên Thủ tướng, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết dự thảo lần thứ 9 của Nghị định thay thế Nghị định 86 đã được xác định là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải với hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Kéo theo đó là hình thức quản lý đối với loại hình kinh doanh vận tải này cũng đã được Dự thảo Nghị định quy định bằng hình thức hợp đồng điện tử và phải gắn hộp đèn trên nóc xe đối với xe dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử.

Quy định này cũng như các nội dung khác trong dự thảo "đã giải quyết cơ bản vấn đề bất bình đẳng giữa các loại hình vận tải, đưa ứng dụng công nghệ vào để quản lý đối với cả 5 loại hình vận tải, đảm bảo vai trò của quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh vận tải hành khách, chống ùn tắc giao thông.

 

Grab Car được nhiều ưu đãi, taxi truyền thống xin chuyển thành xe hợp đồng điện tử

Trước ưu đãi dành cho xe Grab Car, Hiệp hội Taxi Hà Nội đã có văn bản "xin" cơ quan quản lý được chuyển đổi sang hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử thay vì là taxi truyền thống như hiện nay.

 

Lái xe khởi kiện Grab vì nghi gian lận thuế: Mặt trái của taxi công nghệ

Tài xế nghi ngờ Grab thu 3,6% tổng doanh thu để nộp tiền thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân nhưng không nộp cơ quan thuế, bên cạnh đó tài xế lại bị ngắt kết nối ứng dụng.

 

Vụ Grab mua Uber, bất ngờ kết luận phiên điều trần

Hội đồng cạnh tranh không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục trong vụ Grab mua Uber.