Vũ khí bí mật của Mỹ sẽ khiến tên lửa S-400 Nga không có cơ hội sống sót?

Thứ tư, 13/03/2019, 14:30 PM

Trong hình thức chiến thuật chế áp phòng không đối phương (SEAD) thì tên lửa chống radar được xem như vũ khí chủ lực, giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

 

Vũ khí bí mật của Mỹ sẽ khiến tên lửa S-400 Nga không có cơ hội sống sót?
Những cải tiến cơ bản trên tên lửa chống radar AGM-88G

Tên lửa chống radar (ARM) được Không lực Hoa Kỳ sử dụng lần đầu từ thời kỳ Chiến tranh Việt Nam với đạn AGM-45 Shrike nổi tiếng, tiếp đó đến phiên bản AGM-78 Standard đã là một bước phát triển rất dài.

Tuy nhiên phải đến khi AGM-88 HARM ra đời thì Quân đội Mỹ mới thực sự nắm trong tay một vũ khí diệt radar phòng không đối phương hiệu quả cao. Nhờ có tầm bắn lớn, tốc độ nhanh, khả năng nhớ mục tiêu sau khi đài radar đối phương đã tắt sóng... khiến AGM-88 được xem như "sát thủ" hàng đầu.

Mặc dù vẫn là thứ vũ khí cực kỳ đáng sợ nhưng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại thì việc Mỹ tiến hành nâng cấp, cải tiến để cho ra đời những phiên bản tên lửa AGM-88 HARM tốt hơn là điều không có gì bất thường.

Lầu Năm Góc vào hôm thứ năm đã công bố việc họ trao cho Công ty quốc phòng Northrop Grumman hợp đồng trị giá 322,5 triệu USD cho việc phát triển kỹ thuật và sản xuất (EMD) phiên bản tăng tầm của tên lửa chống radar tiên tiến (Advanced Anti-Radiation Guided Missile-Extended Range - AARGM-ER) mang mã hiệu AGM-88G.

Quá trình EMD sẽ nỗ lực trong việc thiết kế, tích hợp và thử nghiệm động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tên lửa AARGM-ER để sử dụng trên các nền tảng máy bay chiến đấu bao gồm F/A-18E/F, EA-18G và F-35A/C.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nêu rõ họ hy vọng công việc sẽ được hoàn thành vào khoảng năm 2023. Tên lửa AGM-88G sẽ cung cấp khả năng chống radar hoàn chỉnh; có thể tự động phát hiện, xác nhận và tiêu diệt các hệ thống phòng không; trang bị thuật toán mới chống các phương pháp gây nhiễu, chống chiến thuật tắt hoặc phát sóng ngắt quãng của đài radar.

Ngoài ra tên lửa AGM-88G còn có khả năng bay theo quán tính tới địa điểm định trước dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị toàn cầu GPS-INS, kiểm soát vùng tác động của đầu đạn để giảm thiểu thiệt hại ngoài ý muốn và đánh giá trước thiệt hại của đối phương.

Vũ khí bí mật của Mỹ sẽ khiến tên lửa S-400 Nga không có cơ hội sống sót?
Tên lửa chống radar AGM-88E phiên bản tăng tầm dự kiến đi vào phục vụ từ sau năm 2023.

Hiện tại thông số kỹ chiến thuật cơ bản của tên lửa chống radar cao tốc AGM-88G tiên tiến như tầm bắn lớn nhất, tốc độ tối đa, hay phạm vi hoạt động của đầu dò vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng, đây cũng là điều dễ hiểu vì vũ khí còn trong giai đoạn phát triển.

Tuy nhiên khi hoàn thiện, AGM-88G có thể được xem như khắc tinh đối với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa do Nga hay Trung Quốc sản xuất, trong đó tên lửa S-400 Triumf có lẽ cũng không phải là ngoại lệ.

Cuộc chiến giữa "khiên và giáo" trong tương lai dự kiến vẫn sẽ diễn ra một cách vô cùng căng thẳng và hấp dẫn, diễn biến cực kỳ khó lường, chưa thể nói trước lợi thế sẽ nghiêng về phía bên nào.

 

Tình hình Venezuela ngày 7/2: Nhiều vũ khí Mỹ xuất hiện ở sân bay Venezuela

Chính quyền Venezuela cho biết đã tịch thu nhiều vũ khí Mỹ trong một máy bay chở hàng thương mại tại Sân bay Quốc tế Arturo Michelena ở Valencia.

 

Donald Trump: Nhật Bản sẽ bắn hạ hết tên lửa Triều Tiên nếu mua đủ vũ khí Mỹ

Phát biểu hôm thứ Hai (6/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, Nhật Bản sẽ bắn hạ mọi tên lửa của Triều Tiên khi họ mua đủ vũ khí từ Mỹ. Đây cũng là lập trường mà Tokyo luôn tìm cách lảng tránh.

Nguồn: http://soha.vn/vu-khi-bi-mat-cua-my-se-khien-ten-lua-s-400-nga-khong-co-co-hoi-song-sot-20190310022356304.htm