Vụ mất 245 tỉ đồng: Eximbank ‘xuống nước’ tạm ứng tiền nhưng bị khách hàng từ chối

Thứ ba, 27/02/2018, 17:12 PM

Sau khi dư luận báo chí lên tiếng, Eximbank đã “xuống nước” nhượng bộ. Từ thái độ trả tiền cho khách hàng sau khi có phán quyết của tòa đến nay Eximbank đã chấp nhận chi trả cho khách hàng tiền với tỷ lệ nhất định.

vu-mat-245-ty-dong-tai-eximbank-khach-hang-co-the-khoi-kien-ngan-hang
 Eximbank ‘xuống nước’ tạm ứng tiền nhưng bị khách hàng từ chối. Ảnh minh họa

Liên quan vụ việc bà Chu Thị Bình - khách hàng thân thiết của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – Mã chứng khoán: EIB) bị Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM Lê Nguyễn Hưng rút ruột tài khoản 245 tỉ đồng, bỏ trốn ra nước ngoài gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Theo thông tin mới nhất phía ngân hàng Eximbank vừa đưa ra phương án tạm ứng cho bà Chu Thị Bình "một tỷ lệ nhất định" trong vụ mất 245 tỷ đồng tiết kiệm "bốc hơi", tuy nhiên khách hàng cho rằng đó là vô lý và không đồng ý.

Cụ thể trả lời trên Tri thức trực tuyến, ông Lê Văn Quyết, Tổng giám đốc Eximbank, HĐQT Eximbank cho biết phương án đưa ra là ngân sẽ tạm ứng một tỷ lệ nhất định cho bà Bình. Nhưng lãnh đạo Eximbank không chia sẻ cụ thể về con số.

CEO Eximbank cho hay khoản tiền này là tạm ứng trước mắt để chờ quyết định của toà, sau đó tiếp tục xử lý theo các cơ sở pháp lý tiếp theo. Tuy nhiên, khách hàng là bà Chu Thị Bình không đồng ý.

"Giải pháp chúng tôi đưa ra như vậy để thể hiện có trách nhiệm trả tiền cho khách hàng nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận nên cuối cùng vẫn chờ quyết định của toà để có hướng xử lý tiếp theo", ông Quyết nói với Tri thức trực tuyến. Tuy nhiên bà Chu Thị Bình không đồng ý.

Được biết hiện tại, bà vẫn giữ 3 cuốn sổ tiết kiệm gốc và chỉ muốn sớm lấy lại được tiền, không phải chờ quyết định của toà.

vu-mat-245-ti-dong-eximbank-xuong-nuoc-tam-ung-tien-nhung-bi-khach-hang-tu-choi
Sổ tiết kiệm Eximbank của khách hàng. 

Theo bà Chu Thị Bình, Eximbank quản lý không tốt, nhân viên làm sai quy trình, giả mạo chứng từ để rút tiền của người gửi là lỗ hổng quản trị vô cùng lớn. Trong khi đó, khách hàng vẫn còn giữ sổ tiết kiệm nhưng khi đến rút thì ngân hàng thông báo tiền không còn và chưa thực hiện chi trả là vô lý.

Qua diễn biến vụ việc có thể thấy sau khi dư luận báo chí lên tiếng, Eximbank đã “xuống nước” nhượng bộ. Từ thái độ trả tiền cho khách hàng sau khi có phán quyết của tòa  đến nay Eximbank đã chấp nhận chi trả cho khách hàng tiền với tỷ lệ nhất định.

Trước động thái này của Eximbank, ở góc nhìn Marketing và thương hiệu – Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho rằng, cách Eximbank truyền thông ra ngoài chỉ làm giảm uy tín của ngân hàng với người gửi tiền, giảm giá trị thương hiệu trên thị trường.

Ông Quang cho rằng, ở khía cạnh thương hiệu khi xảy ra sự cố khách hàng bị cán bộ ngân hàng rút tiền tiết kiệm ngay lập tức ngân hàng phải nhận trách nhiệm về mình đồng thời phải cam kết trả số tiền đó cho khách hàng.

.Khách hàng gửi tiền vào Eximbank vì tin tưởng ngân hàng chứ không phải vì nhân viên ngân hàng, do đó Eximbank từ chối trách nhiệm niềm tin ấy suy giảm, bị đặt nhầm chỗ. Việc Eximbank hứa trả một tỷ lệ theo ông Quang chỉ làm tăng bức xúc cho khách hàng, thể hiện cách làm không nhất quán.

“Ngân hàng phải trả tiền cho khách hàng là cách duy nhất để giữ uy tín, thương hiệu”, ông Quang nhấn mạnh.

vu-mat-245-ti-dong-eximbank-xuong-nuoc-tam-ung-tien-nhung-bi-khach-hang-tu-choi
Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang.

Cũng liên quan việc khách hàng mất tiền tại Eximbank trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Minh Hải – Giám đốc điều hành Công ty Luật Basico cho rằng, thời gian vừa qua xảy ra vụ việc tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bị “bốc hơi” do sai phạm cố ý của cán bộ ngân hàng. Vụ việc khách hàng mất 245 tỉ đồng do bị cán bộ Eximbank chiếm dụng là điển hình

Qua thông tin báo chí có thể thấy, tiền gửi của khách hàng Bình đã được nhập vào hệ thống dữ liệu thông tin của Ngân hàng Eximbank, sau đó cán bộ ngân hàng dùng các thao tác nghiệp vụ trái quy trình, cố ý xâm phạm tài khoản tiền gửi, chiếm đoạt tiền gửi. Sai phạm Eximbank cũng có điểm chung như sai phạm trong Đại án Huyền Như, từng gây xôn xao dư luận vào năm 2014.

“Trong trường hợp này bất luận thế nào thì về mặt pháp lý, ngân hàng đều có trách nhiệm trước quyền lợi của người gửi tiền. Bởi vì tiền gửi của khách hàng đã được nhập vào hệ thống ngân hàng nên số tiền này thuộc về tài sản của ngân hàng.

Cán bộ ngân hàng thực hiện hành vi rút tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng nhưng về pháp lý đó là hành vi chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản tiền gửi cho khách hàng của mình”, Luật sư Trần Minh Hải cho biết.

Tuy nhiên Luật sư Hải cho rằng, hiện nay mỗi khi xảy ra một vụ việc tiền gửi của khách hàng bị xâm phạm, thì đều có tình trạng ngân hàng đẩy trách nhiệm cho cá nhân nhân viên vi phạm. Trong khi đó, các cá nhân nhân viên vi phạm lại xâm phạm tiền gửi của khách hàng trong quá trình đại diện cho ngân hàng, thực thi nhiệm vụ ngân hàng giao phó và dùng chính những công nghệ, quy trình, phương tiện của ngân hàng cung cấp. Điều này không đúng về mặt trách nhiệm pháp lý.

Theo quy định tại Điều 87 về “Trách nhiệm dân sự của pháp nhân”, Bộ luật Dân sự 2015: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.” Do vậy, trách nhiệm phải thuộc về ngân hàng.

“Đổ lỗi cho cá nhân cán bộ sai phạm và thờ ơ trước quyền lợi của người gửi tiền khi tiền gửi khách hàng bị xâm phạm là những hành động có thể tạo nên nguy cơ rủi ro lớn trong hoạt động của cả hệ thống ngân hàng”, Luật sư Hải nhấn mạnh.

 

Thuế bảo vệ môi trường: ‘Phải minh bạch thu chi thuế, phí như báo cáo tài chính của doanh nghiệp’

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cần phải minh bạch thu chi các khoản thuế, phí và công bố công khai như báo cáo tài chính doanh nghiệp theo từng quý để người dân giám sát.

 

Khách hàng mất 245 tỷ, Eximbank cũng ‘bốc hơi’ hơn 700 tỷ vốn hóa

Lùm xùm mất tiền của khách hàng đã chấm dứt đà tăng giá 5 phiên liên tiếp của cổ phiếu EIB của Eximbank, nhà băng này đã mất hơn 737 tỷ đồng vốn hóa chỉ trong thời gian ngắn.

 

Vụ mất 245 tỉ đồng Eximbank: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đảm bảo an toàn tiền gửi

Sau vụ việc khách hàng bị mất 245 tỉ đồng tại Eximbank, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm.