'Chúa' gươm giơ cao trên kiệu sơn son thếp vàng trong tiếng hò reo của vạn người

Thứ hai, 26/02/2018, 19:07 PM

Vào lễ rước đền Sái, kiệu chúa được hàng chục thanh niên nâng lên và cùng nhau chạy khiến chiếc kiệu lao nhanh; "Chúa" ở phái trên dù có mệt vẫn phải giữ phong thái uy nghi, tay dâng cao thanh gươm.

den-sai
Ngày 11/1 âm lịch hàng năm, tại làng Thụy Lôi (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) lại diễn ra lễ hội đền Sái với sự tham gia của đông đảo dân làng và du khách thập phương. Lễ hội bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp thành. Thế nhưng ma gà trắng (Bạch Kê Tinh) giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời nên thành đắp mãi không xong.
den-sai
Nhờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt Bạch Kê Tinh nên An Dương Vương mới có thể xây xong thành. Thế nên trước nghi thức rước vua, chúa nghi thức chém ma gà được tái hiện lại với một bình máu giả, người được chọn làm chúa sẽ cầm gươm chém bình máu trước sự chứng kiến của đám đông người dự hội.
den-sai
Từ đó, thần Trấn Vũ được thờ trên đền Sái - ngôi đền nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.
den-sai
Màn rước vua, thánh giả là phần được người dân mong đợi nhất, do việc rước kiệu tại lễ hội này rất đặc biệt vậy nên chiếc kiệu được trang bị khá nhiều "dây an toàn".
den-sai
Năm nay người chọn đóng vai vua là cụ Ngô Tiên Tương (70 tuổi), cụ chia sẻ: “Tôi là người được dân làng chọn đóng vai vua An Dương Vương trong những năm qua. Người được chọn làm vua chúa phải có tư chất tốt, sức khoẻ ổn định thì mời đủ điều kiện để đóng vua chúa trong lễ rước”.
vuachua-phai-bam-chat-ghe-that-day-an-toan-truoc-man-ruoc-kieu-than-toc-o-den-sai
Dẫn đầu đoàn rước là kiệu chúa, tượng trưng cho việc dẹp đường đánh giặc, phía sau là vua ngự trên ngai và đi sau cùng là 4 vị quan Thự Vệ, Tán Lý, Đề Lĩnh, Trấn Thủ được dân làng rước bằng võng.
den-sai
Người đóng vai chúa là cụ Nguyễn Văn Tâm (70 tuổi), với khuôn mặt đỏ, cặp lông mày rậm toát lên sự uy nghiêm sẽ được rước đầu tiên, những thanh niên có sức khoẻ nhất sẽ thay nhau rước 2 kiệu vua chúa.
den-sai
Kiệu chúa trong đoàn rước được các thanh niên vừa đi vừa quay, liên tục nâng lên hạ xuống kiểu tung hứng, "chúa" phải thắt nhiều dây an toàn mới có thể chịu được lực văng của kiệu.
den-sai
Sau khi quay, nâng kiệu các thanh niên hô hào nhau chạy khiến chiếc kiệu lao nhanh; người đóng vai "chúa" ở phía trên dù có mệt vẫn phải giữ phong thái uy nghi, tay dâng cao thanh gươm.
den-sai
Một chiếc kiệu được nâng bởi hàng chục thanh niên khoẻ mạnh.
vuachua-phai-bam-chat-ghe-that-day-an-toan-truoc-man-ruoc-kieu-than-toc-o-den-sai
den-sai
den-sai
den-sai
Khi đi qua ngã ba, ngã tư quanh làng vị "chúa" lại tung tiền lẻ "phát lộc" cho dân chúng.
den-sai
Một em nhỏ với những đồng tiền lộc chúa ban cho.
den-sai
Bên cạnh vua và chúa, lễ hội còn tổ chức rước 4 vị quan đại thần cùng các thê thiếp, con cháu của họ.
den-sai
Lễ hội được tổ chức tại đền Sái như một nét văn hoá đầu xuân.
den-sai
Đây cũng là một trong những nét lịch sử lâu đời tại địa phương, giúp con cháu hiểu về lịch sử, phong tục tập quán truyền thống một cách rõ nét nhất, qua những màn tế lễ, rước vua chúa được thực hiện đều đặn hằng năm sau dịp Tết Nguyên đán.
 

Trời chưa sáng người Hà Nội đã xếp hàng chờ mua vàng trong ngày vía thần tài

Ngay từ sáng sớm hôm nay (25/2), hàng trăm người dân đã đứng xếp hàng chờ mua vàng trong ngày vía thần tài.