WHO tuyên bố Covid-19 là 'đại dịch'

Thứ năm, 12/03/2020, 06:30 AM

WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch hôm 11/3 khi căn bệnh này đã lây nhiễm cho gần 119.000 người tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, tờ Time đưa tin.

WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch khi căn bệnh này đã lan khắp các châu lục ngoại trừ Nam Cực.

WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch khi căn bệnh này đã lan khắp các châu lục ngoại trừ Nam Cực.

WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch

“Đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, nó là một cuộc khủng hoảng sẽ chạm đến mọi lĩnh vực. Do vậy, mọi lĩnh vực và mọi cá nhân phải tham gia trận chiến này”, tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch tại một cuộc họp báo.

WHO định nghĩa đại dịch là sự lây lan toàn cầu của một căn bệnh mới. Tuy nhiên, ngưỡng cụ thể để đáp ứng các tiêu chí gọi là đại dịch mờ nhạt. Thuật ngữ đại dịch thường được áp dụng cho các chủng cúm mới.

CDC cho biết đại dịch được sử dụng khi virus có thể lây nhiễm dễ dàng từ người sang người theo cách hiệu quả và bền vững ở nhiều khu vực. Tuyên bố đề cập đến sự lây lan của một căn bệnh, thay vì mức độ nghiêm trọng của căn bệnh mà nó gây ra.

Lý do WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch

SARS-CoV-2, virus gây ra Covid-19, được cho là lần đầu tiên lây từ vật chủ sang người ở Vũ Hán, Trung Quốc. Lúc đầu, dịch bệnh lan rộng chủ yếu ở Trung Quốc và không có sự lây lan đáng kể bên ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi tổng số ca nhiễm tăng lên, số ca mắc cũng lây lan từ người sang người trong cộng đồng toàn thế giới. Dịch bệnh xuất hiện ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực. Các điểm nóng bệnh thứ phát đã xuất hiện ở những nơi như Hàn Quốc, Italia và Iran.

Tất cả các yếu tố này đã khiến WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

Ý nghĩa của việc WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch

Trong nhiều cuộc họp báo trước đây, WHO luôn cảnh báo Covid-19 có tiềm năng gây đại dịch. Dù vậy, tổ chức này từ chối tuyên bố điều đó. Vào tháng Một, WHO đã gọi Covid-19 là một “trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng”. Đây là tình trạng đề cập đến một sự kiện bất thường gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng ở các quốc gia thông qua sự lây lan quốc tế của bệnh.

“Đại dịch không phải là một từ có thể dùng một cách coi nhẹ hoặc bất cẩn. Đó là một từ mà nếu sử dụng sai mục đích có thể gây ra nỗi sợ hãi vô lý hoặc chấp nhận một cách phi lý rằng cuộc chiến đã kết thúc, dẫn đến sự đau khổ và cái chết không cần thiết”, ông Tedros trong cuộc họp WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch hôm 11/3.

“Mô tả tình huống là một đại dịch không làm thay đổi đánh giá của WHO về mối đe dọa gây ra bởi virus corona này. Nó không thay đổi những gì WHO đang làm và nó không thay đổi những gì các quốc gia nên làm”, ông nói thêm.

Việc WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch là để cho thế giới biết rằng virus tiếp tục lan rộng là có khả năng và các quốc gia nên chuẩn bị cho nguy cơ dịch bệnh lây truyền rộng rãi trong cộng đồng. Nó cũng có thể thông báo chính sách đi lại và nhắc nhở các thành phố và quốc gia đưa ra kế hoạch kiểm dịch và sự gián đoạn có thể xảy ra đối với các sự kiện công cộng. Nó cũng có thể khởi động sự phát triển nhanh chóng của phương pháp trị liệu và vắc-xin.

Thế giới từng có đại dịch nào?

Rất ít dịch bệnh bị gọi là đại dịch. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), một loại virus corona cùng chủng với virus gây ra Covid-19, và đã lây nhiễm khoảng 8.000 người trên 26 quốc gia trong năm 2003, đã không bị gọi là đại dịch.

Lần cuối cùng WHO sử dụng nhãn này là trong đợt bùng phát dịch cúm H1N1 (hay cúm lợn năm 2009), nhưng đã bị chỉ trích vì lựa chọn đó. Các nhà phê bình cho rằng tình hình không đủ nghiêm trọng đến mức tuyên bố đại dịch. Và tuyên bố H1N1 là đại dịch đã gây ra sự hoảng loạn và phòng ngừa không cần thiết.

Ngoài cúm H1N1, thế giới đã trải qua đại dịch HIV (được công bố năm 1981), cúm Tây Ban Nha (1918), dịch hạch (1347) và đậu mùa năm (1870).

Bài liên quan