Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp: Chỉ máy móc, thiết bị là chưa đủ

Thứ bảy, 07/09/2019, 10:58 AM

Chia sẻ bài học thành công của Tân Hiệp Phát trong xây dựng thương hiệu, bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc tập đoàn cho rằng, máy móc thiết bị là chưa đủ.

thuong-hieu-manh
Tọa đàm “Làm gì để có thương hiệu mạnh?" thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. Ảnh Chí Hiếu.

Chia sẻ tại tọa đàm “Làm gì để có thương hiệu mạnh?" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 7/9, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh cho rằng: Thế giới đang hướng tới thế hệ Marketing 4.0, khi các thương hiệu hướng tới tính nhân bản, biến thương hiệu thành một con người, hướng tới mối quan hệ, ứng xử nhân văn với từng khách hàng.

"Thương hiệu được ứng xử như con người là thế nào, là thương hiệu có những tính cách như con người, có thể giao tiếp, tương tác với từng con người trong thị trường hàng triệu, hàng tỷ người", ông Lê Quốc Vinh nói.

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, muốn có thương hiệu mạnh thì phải xây nhà từ móng, gắn vào sự sáng tạo và công nghệ, doanh nghiệp cần phải có sự kết nối, tương tác với khách hàng. Đằng sau những thống kê về tăng trưởng và phát triển của một quốc gia chính là câu chuyện của doanh nghiệp.

thuong-hieu-manh
TS. Võ Trí Thành cho rằng xây dựng thương hiệu như xây nhà phải xây từ móng.

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, khu vực đầu tư nước ngoài, nhất là FDI, có thể đóng vài trò rất quan trọng, song nhìn về dài hạn, sự phát triển không thể bền vững. Sẽ không có một khu vực kinh tế tư nhân năng động cũng như các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh nếu thiếu sự phát triển lành mạnh của SMEs và Startups.

"Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đã tạo dựng một khuôn khổ pháp lý thích hợp cùng sự quyết liệt của thực thi. Đặc biệt là liên quan đến sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh công nghệ, là trọng tâm cần ưu tiên. Công nghệ là chất xúc tác hết sức mạnh mẽ cho khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo", ông Võ Trí Thành nhận định.

Trong khi đó, GS. TSKH Nguyễn Mại cho rằng, xây dựng thương hiệu là vấn đề phức tạp. Kinh tế, kinh doanh gắn với động lực của từng con người, kể cả những thương hiệu lớn cũng đã vi phạm đạo đức xã hội nghiêm trọng, vi phạm và bị phạt trăm tỷ USD.

Do đó, việc phát triển thương hiệu cần phải ứng xử trong thực trạng Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp quốc doanh chỉ vài nghìn, đóng góp không nhiều lắm nên cũng cần phải thay đổi.

thuong-hieu-manh
GS.TSKH Nguyễn Mại.

Sau 30 năm trong một số đại hội, thế giới tổng kết đã những phát triển, hoặc đang chuyển đổi như ta là phải đi 2 chân FDI và kinh tế tư nhân, cả 2 chân đều phải mạnh. Trong kinh tế tư nhân, có 712.000 DN tư nhân quy mô quá nhỏ, siêu nhỏ.

Gần đây, Việt Nam đang phát động phong trào làm sao tháo gỡ khó khăn để DN tư nhân phát triển. Câu chuyện lớn nhất của KTTN là làm sao DN nhỏ lớn lên và việc này phụ thuộc tới 80% thể chế nhà nước.

Nguồn lực thứ nhất là từ ngân hàng; hai là các thể chế, nâng cấp từ vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường. Câu chuyện hiện nay của các tập đoàn lớn là chuyển hướng rất nhanh, từ chủ yếu làm bất động sản chuyển dần sang làm kinh doanh đa ngành như công nghệ, dịch vụ.

Đây là giai đoạn tốt, trong chuyển hướng ấy có những tập đoàn mạnh, cần nhiều công nghệ để chuyển từ kinh tế theo nguồn tăng trưởng cũ sang theo nguồn tăng trưởng mới.

"Tuy nhiên, làm sao để họ mạnh hơn nữa? Cái chúng ta cần hiện nay làm làm cho các tập đoàn kinh tế lớn lên. Chiến lược làm sao để hình thành “quả đấm mạnh” để phát triển kinh tế; phải bắt đầu từ việc quản trị của tập đoàn, thương hiệu tập đoàn, sự hợp tác của tập đoàn", ông Nguyễn Mại bày tỏ.

thuong-hieu-manh
Bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ tại tọa đàm.

Đứng góc độ doanh nghiệp, bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, khi nói đến doanh nghiệp là hành động và kết quả, có hành động nhưng phải có kết quả.

Tân Hiệp Phát tự hào cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp đa quốc gia. Trong 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát, có 4 doanh nghiệp đa quốc gia, Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất.

"Từ những ngày đầu, Tân Hiệp Phát xác định phải đi theo thị trường ngách, bởi rất khó cạnh tranh sản phẩm đồ uống có gas với các tập đoàn nước ngoài. Chúng tôi thay vào đó, đi theo sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khoẻ. Trước đây 10 năm, khi Tân Hiệp Phát tuyên bố đầu tư 300 triệu USD dây chuyền vào công nghệ hiện đại nhất thế giới thì nhiều người tỏ ý không tin", bà Trần Uyên phương chia sẻ.

Thành công của Tân Hiệp Phát được bà Trần Uyên Phương chỉ ra chính là việc đi vào thị trường ngách, phân khúc sản phẩm ngành nước giải khát có lợi cho sức khỏe, một ngành hàng mà doanh nghiệp FDI không mạnh.

thuong-hieu-manh
Bà Trần Uyên Phương cho rằng, máy móc thiết bị là chưa đủ để xây dựng doanh nghiệp mạnh.

Câu hỏi đặt ra nếu chỉ có máy móc, thiết bị, có đủ để làm nên thành công với doanh nghiệp?

Theo bà Trần Uyên Phương, máy móc chỉ giúp kiểm soát trong vấn đề sản xuất sản phẩm, quan trọng hơn phải là quản trị của doanh nghiệp, kinh doanh, phân phối, mà để làm chủ được cần phải có yếu tố con người mang tư duy sáng tạo, đột phá.

Hiện nay, Tân Hiệp Phát đang áp dụng các quy chuẩn đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến hàng đầu, và chúng tôi khao khát với đội ngũ nhân sự chất lượng cao, Tân Hiệp Phát có thể là thương hiệu và doanh nghiệp Việt vững mạnh suốt hàng trăm năm.

 

Tân Hiệp Phát nhận Giải vàng Chất lượng Quốc gia

Ngày 23/6, tại Hội trường Bộ Quốc phòng diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á- Thái Bình Dương 2018.

 

CEO Tân Hiệp Phát: ‘Tập trung tối đa vào phát triển nhân lực, phục vụ khách hàng’

Theo Tiến sĩ Trần Quí Thanh việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý nhưng không máy móc mà đơn giản hóa, tập trung tối đa vào phát triển nhân lực, phục vụ khách hàng.

 

Tân Hiệp Phát được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Châu Á'

HR Asia Magazine đã tổ chức chương trình HR Asia Award 2019 và vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2019” – “Best companies to work for in Asia (chapter in Vietnam)”.