Xem xét kiến nghị cấp phép bay cho Vietstar Airlines: Vietjet Air lo lắng nhất?

Thứ hai, 26/11/2018, 05:23 AM

Sau khi sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành nâng cấp, sửa chữa thị trường hàng không Việt Nam có thể sẽ có thêm Vietstar Airlines.

xem-xet-kien-nghi-cap-phep-bay-cho-vietstar-airlines-vietjet-air-lo-lang-nhat
Xem xét kiến nghị cấp phép bay cho Vietstar Airlines. Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa gửi Bộ GTVT văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar.

Văn bản số 11253 cho biết về báo cáo và kiến nghị cấp giấy phép cho Vietstar Airlines tại văn bản số 04/VA ngày 4/12/2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT xem xét kiến nghị của doanh nghiệp này, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng tại các văn bản số 495 và 309.

Công ty TNHH MTV Vietstar chưa được chấp thuận bay. Trở ngại của hãng là do sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải.

Trong một văn bản gửi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giữa năm 2017, hãng này đã đưa ra điều chỉnh đáng kể kế hoạch kinh doanh để phù hợp với cơ sở hạ tầng của sân bay Tân Sơn Nhất. Ví dụ, số lượng tàu bay giảm từ 23 chiếc còn 10 chiếc vào năm 2021. Số lượng tàu bay đỗ tại sân Tân Sơn Nhất giai đoạn 2017 – 2020.

Các điều chỉnh kể trên được Vietstar đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng quyết định tạm thời chưa cấp phép bay cho Vietstar theo văn bản ký ngày 7/4/2017. Tuy nhiên, chỉ đạo sau đó của Thủ tướng là Chính phủ sẽ xem xét việc cấp phép khi sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành việc xây dựng thêm nhà ga và sân đỗ mới, tức hãng phải chờ thêm 3 năm nữa.

Nếu được cấp phép bay, theo ông Phạm Trịnh Phương, TGĐ Vietstar cho biết trên báo chí hồi cuối năm 2017, Vietstar Airlines sẽ kinh doanh theo mô hình hàng không giá rẻ (LCC) hoặc hàng không siêu rẻ (ULCC).

Lựa chọn hàng không giá rẻ Vietstar Airlines muốn cạnh tranh sòng phẳng với Vietjet Air trong thị phần hàng không giá rẻ.

Được biết, Vietstar Airlines được thành lập từ 3 cổ đông chính là: Công ty sửa chữa máy bay A41 (Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc Phòng), Công ty Cổ phần Hàng không Ngôi Sao Việt và Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Tín Thành. Vốn pháp định ban đầu là 400 tỷ đồng.

Hãng được Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép kinh doanh ngày 27/4/2010.

Đây là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam là liên doanh giữa tư nhân và quân đội. Đồng thời là hãng hàng không thứ 7 của Việt Nam tham gia khai thác vận chuyển trên thị trường nội địa.

Mục tiêu ban đầu của hãng là cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt là dịch vụ air taxi bằng các loại máy bay nhỏ dành cho đối tượng khách hàng có nhu cầu nhanh chóng.

Song song với đó, hãng còn phục vụ cho các yêu cầu quốc phòng như vận chuyển quân lực, quân trang, bay thăm dò, khảo sát.

Ngoài dịch vụ vận chuyển hàng không, công ty còn cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến khai thác chung của ngành hàng không cụ thể: Bảo dưỡng, sửa chữa máy bay; Cung cấp dịch vụ máy bay chở khách, chở hàng thuê chuyến; Môi giới thuê máy bay; Đại lý bán vé máy bay; Đào tạo nguồn lực phục vụ hàng không (Phi công, nhân viên kỹ thuật)...

Tuy nhiên, hãng hàng không này trước đây nhưng chưa được cấp phép bay thường xuyên mà chỉ thực hiện các dịch vụ bay thuê chuyến và phục vụ các hãng bay khác.

 

Doanh nhân Trần Văn Minh – Minh Nhớp một thời lừng lẫy bây giờ ở đâu? (Kỳ 2)

VietnamFinance tiếp tục giới thiệu Kỳ 2 bài viết về doanh nhân Trần Văn Minh – Minh Nhớp lừng lẫy một thời ở xứ Nghệ, nhưng giờ đây đang lưu lạc xứ người…

 

Con trai nguyên Chủ tịch huyện Thọ Xuân tham gia đánh nữ nhân viên Vietjet Air

Một lãnh đạo Công an thị trấn Thọ Xuân xác nhận Lê Trung Dũng, trú ở thị trấn là một trong 3 thanh niên côn đồ đánh nữ nhân viên Vietjet Air tại sân bay Thọ Xuân là con của nguyên Chủ tịch huyện Thọ Xuân.

 

Hành hung nữ nhân viên Vietjet, 3 đối tượng bị cấm bay 12 tháng

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, cơ quan này sẽ ra quyết định cấm bay với 3 đối tượng có hành hung nữ nhân viên Vietjet Air, sau đó kèm theo 1 năm kiểm tra an ninh thân thể bắt buộc.