'Xóm ngụ cư' giữa đại dịch Covid-19: Trẻ nhỏ thiếu sữa uống, người lớn chờ gạo cứu trợ sống qua ngày

Chủ nhật, 19/04/2020, 19:00 PM

Cuộc sống của người dân ''Xóm ngụ cư'' vốn đã khó khăn nhưng nay lại thêm chật vật, chông chênh khi đại dịch Covid-19 ập đến.

Những người lao động nghèo không có việc làm nửa tháng nay.

Những người lao động nghèo không có việc làm nửa tháng nay.

Dịch Covid-19 đã gây nên những hệ lụy to lớn với kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc biệt, cuộc sống của nhiều người có thu nhập thấp, người nghèo đang sống tại “Xóm ngụ cư’’ (nằm cạnh chân cầu Long Biên, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) vốn đã khó khăn, nay lại khó khăn gấp bội.

Bình thường, họ lao động với đủ nghề: bốc vác, kéo xe, bán hoa quả dạo, nhặt ve chai, giúp việc... để kiếm sống, trang trải qua ngày. Thế nhưng, đại dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Tất cả đều không có việc và trông ngóng vào những gói cứu trợ của chính quyền.

Empty

Con ngõ nhỏ đi vào xóm ngụ cư đối lập hoàn toàn với cảnh đông đúc, ồn ào phía trên cầu Long Biên. Nó im ắng, tĩnh lặng đến lạ thường vì không có hoạt động của con người. Những chiếc xe chở hàng dựng đầy hai bên đường được khóa lại, người dân thì ngồi im trong nhà. 

“Gần đất xa trời” vẫn phải chống chọi vượt qua đại dịch

Vừa ăn bát cơm vội trong túp lều lụp xụp, chật kín vỏ ve chai, cụ Nguyễn Thị Thìn (quê huyện Từ Liêm cũ, TP Hà Nội) cho biết, cụ đã ở xóm trọ nghèo này hơn 10 năm rồi, hàng ngày cụ đi khắp các nơi tại Hà Nội để nhặt đồng nát, kiếm tiền để rau cháo qua ngày.

Cụ Nguyễn Thị Thìn.

Cụ Nguyễn Thị Thìn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cụ Thìn nhặt đồ đồng nát về chỉ biết xếp ở góc nhà vì không có người mua. “Đợt dịch này tôi không dám đi đâu vì nhặt về không bán được cho ai. Không có tiền, chỉ đành đợi cơm gạo người ta cho”.

Bữa cơm để sống qua ngày của cụ Thìn.

Bữa cơm để sống qua ngày của cụ Thìn.

Cụ Thìn cho biết thêm, trước khi có dịch, một ngày cũng nhặt được vài ba chục nghìn để trang trải cuộc sống nhưng khi dịch bùng phát, chợ không bán khiến cụ không nhặt được gì, mà không nhặt được gì thì đói.

Cụ Thìn sống bằng nghề nhặt đồng nát nhưng nay dịch đến không bán được.

Cụ Thìn sống bằng nghề nhặt đồng nát nhưng nay dịch đến không bán được.

Cùng hoàn cảnh với cụ Thìn, cụ Lưu Thị Bình (82 tuổi, quê Bắc Ninh) cho biết, cụ đã có hơn 10 năm sinh sống tại xóm trọ nghèo chân cầu Long Biên.

Cụ Lưu Thị Bình.

Cụ Lưu Thị Bình.

Để trang trải cuộc sống qua ngày, cụ phải đi bán nước chè trong chợ Long Biên. Tuy vậy, những ngày đại dịch Covid-19 này khiến cụ phải nghỉ việc bán nước ngoài chợ Long Biên.

Ấm nước chè để cụ Bình bán nước.

Ấm nước chè để cụ Bình bán nước.

“Ở xóm trọ nghèo này người già cũng phải đến gần 10 cụ, người thì không có gia đình, người chồng mất con không nuôi được mẹ, người sợ làm gánh nặng cho gia đình. Đấy chỉ là người già còn đám trẻ thì không thể kể hết được hoàn cảnh của mỗi người”, cụ Bình nói.

Rất may cụ Bình cùng nhiều cụ khác trong xóm nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như mạnh thường quân. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những hỗ trợ tối thiểu để duy trì, cuộc sống của cụ vẫn gặp nhiều khó, chật vật.

Empty

“Vụng trộm” bán cháo để nuôi con, nuôi cháu

Gần 1 tháng nay, bà Đỗ Thị Thanh Hà (57 tuổi) cứ hết chui ra lại chui vào quanh quẩn trong 4 bức tường nhà trọ cũ nát ở khu xóm ''ổ chuột''.

Bà Đỗ Thị Thanh Hà.

Bà Đỗ Thị Thanh Hà.

Bà Hà làm nghề bán cháo nhiều năm nay trên phố cổ nhưng dịch bệnh đến cũng phải nghỉ việc. “Hai vợ chồng tôi từ khi có dịch đến nay không có việc làm, bê hàng đi bán thì bị phạt không có tiền, không có gì mà ăn chồng tôi đã về quê rồi, còn mình tôi ở lại để nuôi con út”.

Bà Hà cho biết, bà có hai người con, người con gái lớn lấy chồng nhưng không nhờ được nhà chồng, đành ra khi có cháu thì bà ngoại phải nuôi. Trước đây, đi chợ bán cháo hàng ngày còn lo được cho cháu nhưng dịch bệnh thế này, không đi chợ bán được, không có tiền bỉm sửa thì không biết trông vào đâu cả.

Empty

“Tôi nghỉ đã nửa tháng nay tồi, mấy hôm gần đây, đi trộm đi vụng từ 1h đêm đến 6h sáng để cố gắng bán được đồng nào hay đồng đó để về không trời sáng kiểu gì người ta cũng đuổi, họ phạt thì hết cả chì lẫn chài”, bà Hà vừa nói vừa chỉ vào nồi cháo còn dở.

“Những ngày vừa rồi, trong xóm cũng được cứu trợ nhưng nhà chúng tôi thì không được, chỉ những cụ già có danh sách thôi. Còn nhà tôi từ khi có cháu ngoại, may họa ra mới được một lần”, bà Hà ngao ngán.

Con đường dẫn vào túp lều của bà Hà.

Con đường dẫn vào túp lều của bà Hà.

Trước khi cách ly xã hội, có không ít lao động tự do mất việc đã nhanh chóng trở về quê. Một số người vẫn cố gắng bám trụ ở Hà Nội với hy vọng "kiếm được đồng nào hay đồng ấy", tuy nhiên, càng ở lâu người dân nơi đây càng khó khăn vì “tiền không kiếm được nhưng phải lo đủ thứ”.

Nhiều gia đình không có việc phải về quê để đỡ gánh nặng tiền ăn, tiền nhà.

Nhiều gia đình không có việc phải về quê để đỡ gánh nặng tiền ăn, tiền nhà.

Tháng vừa qua không có việc làm, bà Hà cùng một số người dân tại khu trọ nghèo đang xin chủ nhà giảm bớt tiền phòng để đỡ thêm gánh nặng. “Chúng tôi sẽ gặp rồi chia sẻ mong chủ nhà bớt một phần nào đó tiền nhà trọ. Chủ nhà bớt cho được đồng nào hay đồng đó chứ không làm ra tiền chúng tôi không biết lấy gì để đóng”, bà nói.

Nửa tháng chưa được ăn thịt lợn, sống nhờ bằng gạo cứu trợ

Chung hoàn cảnh với chị Hà, chị Vũ Thị Phương (quê ở Thanh Oai, Hà Đông) một mình nuôi mẹ già Nguyễn Thị Si (88 tuổi) bị tai biến, liệt nửa người đã 8 năm nay tại khu trọ nghèo này.

Chị Vũ Thị Phương.

Chị Vũ Thị Phương.

“Tôi làm nghề bán nước không đủ tiền để thuê người chăm mẹ, tiền kiếm được chỉ đủ thuê nhà ở khu ổ chuột này chăm mẹ. Sáng tôi cho mẹ ăn rồi đi bán nước chiều về. Nhiều khi về thấy bà nằm cò queo ra giường rồi xót lắm” chị Phương nói.

Người mẹ già của chị Phương bị liệt 8 năm nay.

Người mẹ già của chị Phương bị liệt 8 năm nay.

“Đợt dịch này không đị chợ được chỉ đủ tiền mua quả trứng ăn thôi. Gần nửa tháng nay tôi không được ăn thịt, hai mẹ con có nào ăn vậy, tiền kiếm được chắt bóp từng đồng để trả nhà trọ. Một tháng tính cả điện nước phòng tôi hết gần 2 triệu, thế nhưng tình hình dịch bệnh này chủ nhà vẫn không giảm tiền phòng”, chị nói tiếp.

Empty
Empty

“Cuộc sống khó khăn là vậy nhưng chăm mẹ cũng là một niềm vui của tôi rồi. Tuy vất vả nhưng tôi sẽ cố gắng, được gần mẹ là vui, là may mắn rồi”, chị Phương lạc quan.

Những gói mì tôm được người dân treo lên cao để khỏi bị chuột cắn.

Những gói mì tôm được người dân treo lên cao để khỏi bị chuột cắn.

Ngồi thơ thẩn nhìn ra cổng, bà Nguyễn Thị Dung (55 tuổi, ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) kể, những ngày qua do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đi làm buổi được buổi không.

Bà Nguyễn Thị Dung.

Bà Nguyễn Thị Dung.

“Tôi bị đau thắt đại tràng, ngày thường đi làm ngày được ngày không nhưng vẫn phải cố gắng kiếm tiền sinh sống. Đợt dịch này không đi làm được, mẹ con tôi chỉ trông vào những gói gạo cứu trợ của nhà nước”, bà Dung cho hay.

Mẹ con cô dung

"Chồng tôi mất sớm, cháu thì bị bệnh bẩm sinh không đi học được, ngày thường tôi đi đâu thì cháu đi cùng. Có khi đi từ sáng sớm tới tối muộn cháu cũng phải theo mẹ, nhiều lúc, người ngoài họ nhìn vào thấy thương họ lại cho cháu tiền mua kẹo, mua sữa”, bà Dung nói.

Empty

Theo bà Dung tiết lộ, bà gánh hàng quần quật cả ngày cả đêm cũng chỉ được nhiều nhất 200 nghìn đồng. Còn khi cấm trại một ngày được vài ba chục nghìn và đa số là không có việc.

Phòng trọ nơi mẹ con bà Dung sinh sống.

Phòng trọ nơi mẹ con bà Dung sinh sống.

Người mẹ này cho biết thêm, nhiều lúc bị căn bệnh đau thắt đại tràng hành hạ nhưng vẫn phải ôm bụng đi gánh hàng để kiếm tiền đóng tiền phòng, rồi ăn uống, nuôi con.

Bài liên quan