Thứ hai, 26/03/2018, 08:03 AM
  • Click để copy

Tỉnh cho xã 10 con bò, về nhà cán bộ 8 con và 5 con trong đó bị mang vào lò mổ

Dư luận đang xôn xao về việc xã Triệu Độ (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) được tỉnh xét cấp 10 con bò đực giống hỗ trợ người dân nhưng chia hết 8 con cho người nhà cán bộ xã, 5 con trong đó đã bị mang vào lò mổ giết thịt.

xon-xao-chuyen-can-bo-xa-chia-bo-chinh-sach-cho-nguoi-nha-mang-vao-lo-mo-o-quang-tri
Một trong số những con bò đực giống còn sót lại tại xã Triệu Độ - (Ảnh: Tuổi Trẻ). 

Mấy ngày nay trên mạng xã hội Facebook bàn tán thông tin về việc cán bộ xã mang bò hỗ trợ chính sách đi bán vào lò mổ xảy ra ở xã Triệu Độ (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) khiến dư luận dậy sóng.

Trước đó vào cuối năm 2017, xã Triệu Độ có nhận 10 con bò đực giống theo phân bổ từ chương trình hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Mỗi con bò đực giống trị giá 18 triệu đồng. Trong đó người dân đối ứng 4 triệu, 14 triệu Nhà nước hỗ trợ. Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi và phải cam kết chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác con đực giống ít nhất 48 tháng.

Tuy nhiên, sau khi nhận 10 con bò, chính quyền xã Triệu Độ ngay lập tức chia số bò trên cho những người thân cán bộ xã. Trong số những người nhận bò có cán bộ Văn phòng UBND xã, anh ruột phó chủ tịch UBND xã, anh ruột trưởng Công an xã, em họ Bí thư Đảng ủy xã, em cán bộ NN&NT xã…

xon-xao-chuyen-xa-chia-bo-chinh-sach-cho-nguoi-nha-can-bo-mang-vao-lo-mo-o-quang-tri
Thông tin cán bộ xã nhận bò chính sách về bán vào lò mổ trên mạng xã hội gây xôn xao.

Chỉ có 2 hộ dân không liên quan đến cán bộ xã được nhận bò. Và cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó, 5 con bò đực giống trong số đó bị giết thịt.

Ông Nguyễn Xuân Trường - chủ tịch UBND xã Triệu Độ, do số bò nhận về vào những ngày cuối năm dương lịch, gấp quá nên ông Hồng - Phó chủ tịch UBND xã Triệu Độ nhận rồi chia cho các hộ nói trên.

Trong khi đó, một số Trưởng thôn trong xã nói "Chưa hề được thông báo về việc đăng ký nhận bò”, nhưng ông Chủ tịch xã nói đã gọi điện về các Trưởng thôn hỏi có ai đăng ký không nhưng không có ai nhận".

Theo ông Chủ tịch xã Những hộ được nhận bò nói trên cũng là những hộ chăn nuôi nên phù hợp với quy định của cấp trên", ông Trường giải thích thêm. Về việc 5 trong số 10 con bò bị giết thịt, ông Trường nói hiện xã đã cho cán bộ đi xác minh lý do cụ thể.

Trả lời báo VTC News, ông Hồ Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Độ cho biết, UBND Quảng Trị ban hành quyết định số 27/2016 vào ngày 15/7/2016 nhưng đến năm 2017 mới triển khai.

Để triển khai quyết định của UBND tỉnh Quảng Trị, từ tháng 5/2017 đến đầu tháng 8/2017, UBND xã Triệu Độ đã phát thông báo về từng thôn để người dân đăng ký và lãnh đạo thôn tổng hợp danh sách đưa lên xã, xã chuyển danh sách lên cấp trên để đưa giống về cho bà con.

Ông Hồng cho hay, đợt này toàn xã Triệu Độ chỉ 3 người đăng ký đối ứng bò đực (người dân nộp vào 7 triệu đồng/con và nhà nước hỗ trợ 14 triệu đồng/con).

Đến ngày 27/12/2017, ông Hồng được một cán bộ phụ trách chăn nuôi của Phòng NN&PTNT cho biết, còn 10 con bò theo dạng quyết định 27/2016 do dân xã Triệu Liên trả lại và nếu xã Triệu Độ có yêu cầu lấy thì phải lập danh sách đăng ký gửi email lên trong chiều 27/12.

Sau đó, ông Hồng về xã nhưng cả Bí thư và Chủ tịch đều không có mặt tại trụ sở mà chỉ có các cán bộ của xã. Tại đây, ông Hồng thông báo cho các cán bộ của xã về việc huyện còn 10 con bò, nếu người dân xã Triệu Độ muốn đối ứng thì lên danh sách để gửi về huyện.

tinh-cho-xa-10-con-bo-ve-nha-can-bo-8-con-va-5-con-trong-do-bi-mang-vao-lo-mo
Ông Hồ Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Độ.

"Đây cũng là sai lầm và chủ quan của tôi vì cứ nghĩ là quyết định 27 đã được phổ biến cho dân trước đó rồi. Hôm đó về tôi điện cho 2 Trường thôn nhưng họ không nghe máy. Một số cán bộ điện cho 5 - 6 người dân nhưng họ không muốn đối ứng bò. Sau đó, tôi điện lên Phòng NN&PTNT huyện và nói người dân không đối ứng thì cán bộ có được không thì họ nói được", ông Hồng nói.

Theo ông Hồng, sau đó, khi xã lập danh sách lấy 10 con bò gửi lên huyện thì có 3 người trong danh sách là cán bộ xã bao gồm 1 trường công an xã; 1 cán bộ văn phòng và 1 người là vợ của kế toán xã.

"Khi danh sách được gửi lên thì sáng hôm sau các hộ đăng ký phải nộp tiền để đối ứng bò đực giống là 4 triệu đồng/con. Tuy nhiên, có một hộ dân ở xã Thanh Liêm đến lúc đối ứng lại nói không có tiền nên phải thay thế một hộ dân khác và hộ dân thay thế đó lại là anh ruột của tôi (ông Hồ Văn Thành - PV)", ông Hồng cho biết.

Ông Phó chủ tịch xã thừa nhận việc đưa ông Thành vào danh sách thay thế đối ứng bò là sự chủ quan của cá nhân ông còn không có ý tư lợi gì. “Khi ấy tôi nghĩ nhà anh Thành mới bán 1 con bò nên chắc anh có tiền nên gọi diện cho anh là có muốn đối ứng bò không. Sau khi bàn bạc với vợ thì anh Thành đồng ý đưa tiền để đối ứng bò về".

Theo ông Hồng, người tung tin lên mạng xã hội rằng 10 con bò chính sách đưa về xã Triệu Độ đều bị bán vào lò mồ là sai sự thật.  Ông Hồng cho biết, trong tổng số 13 con bò được đối ứng về xã (3 con đợt trước và 10 con đợt sau) chỉ có 5 con được bán vào lò mổ do chúng không ăn và gầy yếu. 5 con bò này trước khi được bán vào lò mổ đều có cơ quan chức năng về kiểm tra.

 

Cán bộ xã Đức Yên Đức Phổ Hà Tĩnh hẹn đánh nhau đến trọng thương vì ghen tuông

Cán bộ xã Đức Yên Đức Phổ Hà Tĩnh hẹn đánh nhau đến trọng thương vì ghen tuông là sự việc hi hữu xảy ra hôm 25/11 khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Cán bộ xã Đức Yên Đức...

 

Cán bộ xã vào rừng đánh dấu cây để giành phần!

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An để xảy ra các vụ phá rừng có trách nhiệm của ngành kiểm lâm, ban quản lý các rừng, cán bộ chính quyền địa phương nơi có rừng. Người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh cũng khẳng định: Không có vùng cấm trong xử lý cán bộ để mất rừng.