10 cách tích đức giúp cải tạo vận mệnh

Thứ năm, 13/06/2019, 16:32 PM

Dưới đây là 10 cách tích đức giúp cải tạo vận mệnh mang lại phước lộc dồi dào.

10-cach-tich-duc-giup-cai-tao-van-menh
Ảnh minh họa

Điều đáng sợ của hành động làm ác, không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết; điều đáng khen của hành động lương thiện, không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của chính mình.

Yêu không phải là tìm kiếm một người hoàn hảo, mà là, phải học cách dùng đôi mắt hoàn hảo, để ngắm nhìn một người không hoàn hảo.

Tích đức không cần người khác thấy, hành thiện tự có Trời biết.

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã đi xa.

Người làm việc ác, họa tuy chưa đến, phúc đã đi xa.

Người làm việc tốt, giống như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng thành, lâu ngày sinh sôi.

Người làm việc ác, giống như đá mài dao, không thấy hao tổn, lâu ngày mới mòn.

Phúc họa vô môn luôn tại tâm (ý nói phúc và họa không có cửa để chúng ta đi vào nó, mà nó được hình thành qua suy nghĩ tốt hoặc xấu trong tâm của chúng ta).

Dưới đây là 10 cách tích đức cải tạo vận mệnh mà ai cũng làm được

Tích đức từ lời nói

Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác. Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút. Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói. Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe. Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.

Tích đức từ việc giữ lễ tiết

Người có lễ tiết đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng, không ưng ý.

Tích đức từ việc làm ăn lương thiện

Nếu kinh doanh mà làm ăn lừa đảo, trốn thuế, cân sai, ăn bớt, thay linh kiện kém, sản phẩm gây độc hại cho nhiều người sử dụng, dùng âm mưu hãm hại đối thủ, bán cho xong tay, rồi mặc cho sự đau khổ của người khác thì những việc làm thất đức của bản thân, về sau ta và con cháu của ta phải gánh chịu Quả Báo rất nặng. Làm ăn chân chính và Tích Đức thì có Phúc lớn về sau.

Tích đức từ việc hiểu người khác

Mọi người, ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình.

Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác.

Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân

Mỗi người đều nên tu dưỡng lòng nhân ái trong mình. Bởi người có tấm lòng nhân ái luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác từ người khác.

Tích đức từ lòng khoan dung

Không thể khoan dung người khác có thể là bởi vì lòng dạ của mình còn quá nhỏ hẹp! Dùng khoan dung có thể cải biến một con người lầm lỗi. Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được lòng người khác. Hãy học cách tha thứ khuyết điểm của người khác. Đôi lúc, một quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra đấy!

Tích đức từ việc giúp đỡ người khác

Ở vào thời khắc quan trọng, ai mà không hy vọng có người trợ giúp mình?

“Vì người khác” sẽ luôn luôn chiến thắng “vì mình”.

Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc sâu, nhớ kỹ.

Khi giúp đỡ người khác cũng phải tìm cách để đối phương vui cười mà tiếp nhận.

Tích đức từ giữ thể diện cho người khác

Ở một số tình huống việc “không nể mặt” là một thái độ vô lễ lớn nhất.

Người phương đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất cả thời điểm nào cũng nên giành cho người khác một “lối thoát” để giữ thể diện.

Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói.

Hãy nhớ đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường.Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một cái tội đẩy người ta đến đường cùng.

Tích đức từ chung thủy

Phàm là vợ chồng, nên sống chung thủy, không ngoại tình, không hãm hại hôn nhân của người khác, nếu ta làm vậy thì về sau bản thân ta và con cháu luôn bị người khác phản bội và phá hoại hạnh phúc của mình. Rồi lại sẽ gặp quả báo đau khổ.

Tích đức từ việc tín nhiệm người khác

Người có tính đa nghi trời sinh thì khó có người bạn chân thành.

Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc.

Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.

Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người.”

Tích đức từ sự biết lắng nghe

Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Người biết lắng nghe thường được lòng người khác bởi lắng nghe là một cách lấy lòng người khác tốt nhất.

 

Đời người như dòng sông, những nỗi thống khổ là khúc quanh mà ta phải qua, phải đạp lên mà sống

Đời người như dòng sông, thống khổ chỉ là cái cớ để chuyển ngoặt. Đời người như chiếc lá, niềm đau mãi dạt trôi. Đời người như vở kịch, khổ tâm cũng chỉ bởi những cuộc hội ngộ tương phùng rồi lại ly biệt chia xa…

 

8 dấu hiệu của một người có phúc đức, được Thần Phật che chở

Dưới đây là dấu hiệu của một người có phúc đức, được thần Phật che chở.

 

Oán hận đấu tranh thêm sầu khổ, khoan dung độ lượng mới yên bình

Oán hận, đấu tranh sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn lâm vào bi kịch. Nếu khoan dung, độ lượng nhìn mọi thứ bằng một ánh mắt vị tha là cách ứng xử đẹp nhất, giúp bạn luôn bình yên trong cuộc đời này.