2.000 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM: Đường sắt cao tốc liệu có cần?

Thứ ba, 23/04/2019, 12:54 PM

Bộ GTVT đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM.

2000-ty-dong-nang-cap-tuyen-duong-sat-ha-noi-tp-hcm-duong-sat-cao-toc-lieu-co-can
Bộ GTVT đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM. Ảnh minh họa

Theo đó tổng mức kinh phí dự kiến là 1.950 tỷ đồng, giao Ban Quản lý dự án đường sắt triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Các thủ tục lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt đầu tư dự án có thể hoàn thành trong tháng 10/2019. Dự án bắt đầu thi công từ tháng 4/2020, hoàn thành trong năm 2021. Riêng 25 cầu đã có bản vẽ thi công được duyệt thì sẽ khởi công vào tháng 1/2020.

Về kế hoạch bố trí vốn, hiện Bộ GTVT đang đề nghị kế hoạch năm 2019 là 40,3 tỷ đồng để chi cho công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, cắm cọc giải phóng mặt bằng.

Việc nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM đặt ra câu hỏi có cần phải xây đường sắt cao tốc Bắc Nam?

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (đường sắt cao tốc Bắc – Nam) được thiết kế với tốc độ tàu chạy 350 km/h - có thể cạnh tranh được với hàng không. Dự án này được dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2019.

Theo báo cáo nghiên cứu giữa kỳ tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội – TP.HCM) do Liên danh tư vấn Tedi-Tricc-Tedishouth công bố mới đây, toàn tuyến dài 1.545km, đi qua 20 tỉnh thành, với 23 nhà ga.

Giai đoạn đầu thực hiện với đoạn tuyến Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang. Tổng mức đầu tư toàn tuyến sơ bộ khoảng 58,7 tỷ USD (bằng khoảng 50% nợ công hiện nay) dành cho các hạng mục: Giải phóng mặt bằng, xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, lãi, phí, phí dự phòng…

Phương án huy động vốn cho giai đoạn I, tư vấn đề xuất 3 phương án.

Phương án 1: Dùng nguồn tiết kiệm ngân sách cho đầu tư tương đương 0,7% GDP/năm (từ 2020-2030) bằng 24,7 tỷ USD

Phương án 2, nguồn tiết kiệm ngân sách tương đương 0,3% GDP/năm (từ 2020-2030) bằng 10,7 tỷ USD và vay ODA 14 tỷ USD (từ 2025-2030)

Phương án 3, dùng nguồn tiết kiệm ngân sách 0,3% GDP/năm (từ 2020-2030) bằng 10,7 tỷ USD, vay ODA 13 tỷ USD (từ 2025-2030) và kêu gọi vốn tư nhân 1 tỷ USD (mua sắm tàu, khai thác).

TS Nguyễn Xuân Thủy nguyên Giám đốc NXB Giao thông, một người có hơn 30 năm nghiên cứu giao thông đô thị cho biết: “Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam là cần thiết nhưng vấn đề xây dựng lúc nào với là quan trọng. Tôi nghĩ 5 – 10 năm nữa xây là sớm quá bởi thực tiễn Việt Nam mình còn rất khó khăn”.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy khó khăn của kinh tế đất nước thể hiện thu nhập bình quân đầu người một năm chỉ hơn 2.000 USD. Mức bình quân thu nhập là như vậy nhưng số người dân còn nghèo còn rất lớn. Thực tế đường sắt cao tốc hiện nay trên thế giới chủ yếu ở những nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Đức, Pháp…, có địa chính trị đặc thù như Trung Quốc với diện tích rộng di chuyển buộc phải có đường sắt cao tốc.

“Đất nước chúng ta kéo dài từ Bắc – Nam cần có đường cao tốc, có đường sắt cao tốc. Tuy nhiên yếu tố then chốt để xây dựng đường sắt cao tốc đất nước phải có nguồn lực, kinh tế phát triển đến mức độ nào đó với làm. Còn chúng ta đất nước vừa nghèo, công nghệ mọi thứ khi triển khai hầu hết phải nhập.

Do đó trong điều kiện hiện nay chưa nên triển khai dự án đường sắt cao tốc, chưa nên nghiên cứu tiền khả thi. Đến năm 2025 – 2030 hãy làm nghiên cứu tiền khả thi, 2040 – 2050 mới nên làm cao tốc”, TS. Thủy nêu quan điểm.

TS Nguyễn Xuân Thủy cũng cho rằng, vốn xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam dù là vốn ngân sách hay doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư cũng là nguồn lực xã hội. TS Thủy cho rằng trong khi hiện nay chúng ta chưa khai thác hết năng lực vận chuyển đường sắt Bắc – Nam thì không nên vội làm đường sắt cao tốc.

 

‘Cuộc chiến’ thị trường taxi: Nhận nhiều ủng hộ Grab thắng thế

VCCI vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 86 trong đó đề nghị bỏ quy định lắp hộp đèn đối với xe hợp đồng điện tử.

 

Loay hoay với thanh khoản, Hoàng Anh Gia Lai thoái vốn dự án bất động sản Myanmar

Bầu Đức tuyên bố sẽ thoái vốn khỏi dự án Hoàng Anh Myanmar này để trả bớt nợ và giải quyết nhu cầu thanh khoản, công khai mục tiêu trở thành “Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Châu Á vào năm 2025”.

 

Dự án 'The Zei Mỹ Đình' ra mắt nhà mẫu giữa tranh cãi với cư dân và lùm xùm giải thưởng

Sau lùm xùm về việc được trao giải thưởng “dẫn đầu xu thế” khi chưa xây lên được tầng nào, dự án The Zei Mỹ Đình đã ra mắt. Tuy nhiên để tránh tranh chấp như dự án HD Mon City, có lẽ khách hàng sẽ thận trọng với The Zei Mỹ Đình.