Hà Nội: Bệnh nhi sinh đôi tiên lượng xấu do không tiêm phòng bệnh sởi

Thứ tư, 08/08/2018, 12:41 PM

Thời gian gần đây Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương liên tục tiếp nhận bệnh nhi biến chứng nặng do sởi.

ha-noi-benh-nhi-sinh-doi-bien-chung-nang-do-bo-me-khong-tiem-phong-benh-soi
Hai bệnh nhi bị sởi nặng đang được các bác sĩ thăm khám. (Ảnh Chí Hiếu)

Mặc dù là căn bệnh có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên trong thời gian qua các bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc sởi nặng, có khi nguy kịch tính mạng. Những trẻ bị biến chứng, rơi vào tình trạng bệnh nặng đều được chẩn đoán là do chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.

Gần đây nhất, tại khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương đã tiếp nhận và điều trị cho 3 bệnh nhân mắc sởi rất nặng, trong đó 1 trường hợp đã thoát khỏi thời gian nguy kịch và xuất viện, còn 2 trẻ rất nguy kịch và có tiên lượng xấu.

Trao đổi với PV, PGS. TS Bùi Vũ Huy - Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương) cho biết: "2 ca bệnh kể trên đều 11 tháng tuổi là anh em sinh đôi, do mẹ sinh non lúc 30 tuần nên hai cháu đang bị suy dinh dưỡng. Trẻ vào viện trong tình trạng sốt nóng liên tục, kèm theo ho, mắt mủi chảy kèm nhèm, đi ngoài phân nát, đến ngày thứ 4 xuất hiện ban đỏ trên toàn thân, ho tăng nhiều, ăn uống nôn chớ nhiều.

Sang ngày thứ 5 của bệnh sốt cao trên 39 độ C, kèm theo ho, có chảy nước mũi, viêm mắt, người có ban lan truyền lên toàn thân, nôn nhiều, khó thở, rút lõm lồng ngực.

Chẩn đoán viêm phổi nặng, trên nền bệnh nhân sởi, sử dụng kháng sinh mạnh cho điều trị viêm phổi. Sử dụng thuốc hỗ trợ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Sau 5 ngày điều trị bệnh nhân không có nhiều tiến triển bởi do là trẻ mới 11 tháng tuổi sức đề kháng kém, chưa được tiêm phòng, sinh non và thời điểm hiện tại là bị suy dinh dưỡng".

Điều đáng nói, không chỉ riêng thời điểm này, từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương tiếp nhận rải rác các ca bệnh nhân sởi, tổng số trong 8 tháng đầu năm 2018, bệnh viện tiếp nhận 34 ca mắc Sởi nặng, những tháng ít có 2 bệnh nhân, nhiều có thể lên đến 8 bệnh nhân/tháng. Trong số bệnh nhân nhập viện, đa phần là trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng phòng ngừa Sởi.

ha-noi-benh-nhi-sinh-doi-bien-chung-nang-do-bo-me-khong-tiem-phong-benh-soi
PGS. TS Bùi Vũ Huy - Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương).

Theo bác sĩ, bệnh sởi có nhiều dấu hiệu nhầm lẫn với các bệnh lý khác, tuy nhiên dấu hiệu đặc thù nhất của sởi chính là trẻ sẽ ho sốt, mắt mũi chảy gỉ, đặc biệt, trẻ sẽ phát ban từ sau gáy sau đó lan lên toàn mặt, dần dần ban lan ra toàn thân.

Bệnh có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên, đôi khi bệnh có diễn tiến phức tạp, cha mẹ cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu bất thường như sốt cao kéo dài không dứt, trẻ quấy khóc, nôn trớ…

PGS. TS Bùi Vũ Huy khuyến cáo, với trẻ mắc bệnh sởi, làm theo những phương pháp dân gian như kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… là rất nguy hiểm. Bởi khi trẻ không được ăn đủ chất, kéo theo không đủ sức đề kháng khiến bệnh kéo dài, còn kiêng gió, kiêng nước khiến trẻ không đảm bảo vệ sinh, nặng sẽ gây nhiễm khuẩn.

Bác sĩ cho biết thêm, với bệnh sởi, quy trình cứ 3 - 5 năm sẽ xảy ra một đợt dịch mới, trong y văn gọi là lỗ hổng miễn dịch do trẻ nhỏ không được tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế, du lịch, giao lưu quốc tế cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cách phòng chống hiệu quả nhất là hãy trở thành những ông bố bà mẹ thông thái, tiêm vắc xin đầy đủ, chỉ 90% số người được tiêm vắc xin sởi mới có thể phòng chống không để xảy ra dịch. 

Ở Mỹ đã có ngiên cứu chứng minh, với sởi ở các nước không có nguy cơ cao thì trẻ từ 1 tuổi đã cần tiêm vắc xin, còn ở Việt Nam nước đang có quy cơ cao về sởi, thời gian tiêm cho trẻ sau sinh là 9 tháng và theo chu kỳ 5 năm một lần.

 

Việt Nam không sử dụng vắc xin dại liên quan đến vụ bê bối chất lượng tại Trung Quốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi tới các cơ sở y tế giải thích rõ nguồn gốc vắc xin phòng dại nhập từ Trung Quốc đang lưu hành tại Việt Nam không liên quan đến loại vắc xin đang gặp bê bối kém chất lượng tại Trung Quốc.

 

Không chỉ sinh con thuận tự nhiên, trào lưu anti vắc xin cũng rất nguy hiểm

Trong khi y học thế giới coi vắc xin là 1 trong những thành tựu tuyệt vời nhất, cứu sống hàng triệu mạng người thì tự nhiên xuất hiện ở đâu đó phong trào chống vắc xin hay anti vắc xin, khiến không ít người mất mạng bởi những căn bệnh đã có thể dễ dàng ngăn chặn bằng cách tiêm vắc xin.

 

Vắc xin là gì và khi nào trẻ cần tiêm vắc xin?

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động. Mục đích là tăng sức đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.